Hướng dẫn cách nong bao quy đầu cho trẻ bị hẹp bao quy đầu an toàn tại nhà.


Tình trạng hẹp bao quy đầu rất phổ biến ở trẻ em, nhưng đa số các ông bố bà mẹ thường không biết nên xử trí như thế nào cho đúng. Nhiều trường hợp mang trẻ đi nong bao quy đầu nhưng do sau khi nong trẻ thường bị đau dẫn đến việc vệ sinh không tốt chẳng bao lâu sau qui đầu lại bị hẹp trở lại. Số khác thì vội vàng mang trẻ đi cắt bao quy đầu mà không lường tới những biến chứng có thể xảy ra sau mỗ như: sẹo xấu, hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.



Hiện nay có 4 phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu phổ biến, trong đó có 2 phương pháp là can thiệp ngoại khoa có thể gây đau đớn và kèm theo tai biến. Và 2 phương pháp biện pháp bảo tồn ít gây đau đớn và có thể thực hiện một cách an toàn tại nhà. Hôm nay bác sĩ online sẽ hướng dẫn các bạn 2 phương pháp này.

Phương pháp dùng tay kéo căng da quy đầu mỗi ngày

Phương pháp này không gây tổn thương và thương không gây đau cho trẻ, tuy nhiên bố mẹ cần phải thực hiện từ từ, nhẹ nhàng và kiên trì ngày thực hiện 2-3 lần, lần sau kéo căng hơn lần trước. Sau 1-2 tháng quy đầu của trẻ sẽ giãn ra, không còn bị hẹp nữa.

Dùng các loại dầu bô trơn như vaseline, dầu dưỡng thể...làm chất bôi trơn. Thực hiện khi trẻ đang tắm hay ngâm mình trong nước sẽ khiến bé cảm thây dễ chịu hơn. Bố mẹ nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước (ra xa người bé) vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại phía sau (tới mức bé chịu đựng được và không bị đau). Giữ nguyên tư thế này trong vài phút. Lặp lại như vậy vài lần.

Nếu sau 1 tháng không thấy kết quả, bạn hãy chuyển sang phương pháp thứ hai.

Phương pháp kéo căng da quy đầu + bôi thuốc mỡ chứa steroid.

Loại thuốc mỡ cần dùng là Betamethasone 0,05% (ở Châu Âu thuốc được bán dưới tên Diprosone). Bôi thuốc lên phần trong và ngoài của bao quy đầu. Nếu bao quy đầu quá hẹp, bạn có thể đưa thuốc vào bên trong bằng cách nhẹ nhàng kéo da quy đầu lên xuống vài lần, hoặc vê vê nó một lúc. Thực hiện liệu pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày, trong vòng ít nhất 1 tháng,phương pháp này chỉ có tác dụng khi kết hợp với phương pháp kéo dãn da quy đầu ở trên, không áp dụng phương pháp này một mình sẽ không có kết quả. Nếu sau 3 tháng không có tác dụng thì phải ngừng và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị bằng các phương pháp xâm lấn.

Chú ý, với bé trai dưới 4 tuổi: Không nên cố gắng nong bao quy đầu bằng tay vì có thể gây dính và sẹo xơ, dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát.

Với bé trai trên 4 tuổi, hoặc nhỏ hơn 4 tuổi nhưng có kèm các biểu hiện bất thường như tiểu khó (khi tiểu bé phải rặn, đỏ mặt hoặc khóc lóc, bao quy đầu phồng lên…) hoặc da quy đầu thường viêm nhiễm tấy đỏ thì nên lần lượt áp dụng hai biện pháp trên trước khi chuyển sang các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Lưu ý: không áp dụng phương pháp này cho trẻ dưới 4 tuổi.

Hai phương pháp trên được thực hiện dễ dàng tại nhà, ít tốn công sức, rẻ tiền và hiệu quả đã được chứng minh theo thống kê của bệnh viện nhi Trung Ương thì tỉ lệ thành công là 90%.