Sốc phản vệ là tình trạng cơ thể phản ứng lại với các dị nguyên lạ từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Sự phản ứng của cơ thể nó là một phản ứng có lợi, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, phản ứng này đôi khi khi bất lợi làm cơ thể tiết ra một số hóa chất ảnh hưởng tới tim, mạch, hô hấp. Dẫn trong một thời gian ngắn đến có thể làm cho bệnh nhân bị sốc, huyết áp giảm đột ngột và đường thở tắc hẹp.
Mặc dù vậy tỉ lệ sốc phản vệ trong tiêm vắc xin thấp hơn rất nhiều lần so với tiêm các loại kháng sinh thông thường, cho nên các phụ huynh cũng đừng nên quá lo lắng. Trong tất cả các ca sốc phản vệ do tiêm vắc xin thì đều có bệnh lý bẩm sinh tiềm tàng hoặc đang bị bệnh.
Triệu chứng của sốc phản vệ
Các dấu hiệu của sốc phản vệ thường xảy ra trong vài phút, có khi chỉ vài giây ngay sau khi trẻ được tiêm vắc xin. Có khi sốc phản vệ có thể xảy ra nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:
- Nổi mề đay, ngứa.
- Khó thở
- Tay chân lạnh, hoặc cơ thể nóng ran. Mạch nhanh nhẹ khó bắt hoặc không bắt được.
- Buồn nôn, nôn.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
Cách xử trí khi trẻ bị sốc phản vệ:
-La to ngay để mọi người cùng hỗ trợ khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sốc phản vệ.
- Sau khi tiêm chủng xong phải cho trẻ ở lại trung tâm y tế ít nhất 30p để theo dõi.
- Nếu ở nhà thì lập tức đưa trẻ đến cớ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Cách phòng tránh tình trạng sốc phản vệ.
- Nếu trẻ hay bị dị ứng, trẻ bị dị ứng sau khi tiêm vắc xin các lần trước thì phải báo ngay cho nhân viên y tế.
- Nếu trẻ có bệnh bẩm sinh, trẻ đang bị bệnh trong đợt tiêm chủng, trẻ bị suy dinh dưỡng cần báo ngay cho nhân viên y tế tiêm chủng.
- Theo dõi chặt tình trạng của trẻ trước và sau tiêm, trẻ có gì bất thường phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay.
Bố mẹ cần giảm đau hạ sốt cho trẻ như thế nào sau tiêm phòng.
Sau khi tiêm phòng trẻ thường bị đau và sốt và sẽ tự khỏi trong 1-2 ngày. Tuyệt đối không đắp bất cứ vật gì lên vết tiêm (chanh, khoai tây..) vì có thể gây nhiễm trùng. Sau khi tiêm bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ bằng cách kẹp nhiệt độ. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ. Nếu trẻ sốt cao thì lau mát cho trẻ. Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ khi trẻ sốt cao >38,5 độ. Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt.
Tiêm phòng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm và biết cách xử lý tại nhà những biến chứng sau khi tiêm chủng.