Những kỹ năng sơ cứu trong tình huống cấp cứu mọi người cần biết.


Trong cuộc sống này có nhiều tai nạn bất ngờ xảy ra, nếu như không được xử trí đúng thì dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và có thể nguy hiểm tới tính mạng. Những kỹ năng cấp cứu sau đây, vô cùng đơn giản nhưng lại rất cần thiết. Mọi người cần thuộc nằm lòng các kỹ năng sơ cấp cứu này để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình trong những trường hợp tai nạn bất ngờ xảy ra.

1.Xử trí khi bị hóc dị vật.

Hóc dị vật là tình trạng rất thường hay xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, nhất là người già và trẻ nhỏ. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến dị vật làm nghẹt đường thở và dẫn đến nạn nhân bị tử vong chỉ trong vài phút. Tuyệt đối bạn không được dùng tay móc dị vật ra vì sẽ càng khiến cho dị vật bị đẩy vào sâu hơn. Thay vào đó bạn hãy dùng kỹ thuật heimlich, đây là thủ thuật tạo ra một lực mạnh từ đường hô hấp để giúp đẩy dị vật ra ngoài.

Cách thực hiện như sau: đối với người lớn thì cho nạn nhân đứng cuối người ra trước, bạn đứng phía sau hai tay ôm bụng sát xương ức rồi đột ngôt dùng lực giật thật mạnh từ trước ra sau và lên trên. Đối với trẻ em bạn cho trẻ nằm sấp đầu thấp trên lòng bàn tay, dùng tay kia vỗ mạnh lên lưng ở 2 bên bả vai. Còn đối với trẻ 5-7 tuổi thì đặt trẻ nằm sấp lên đùi, vỗ mạnh phần lưng phía sau trên ngực.

Lưu ý: trong khi thực hiện kỹ thuật heimlich thì nên kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Và chỉ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế khi nạn nhân đã thở trở lại.

2. Sơ cứu khi bị bỏng:

Bỏng có thể bỏng nóng hoặc bỏng lạnh, bỏng hóa chất...tùy từng loại bỏng mà có cách xử trí khác nhau. Tuy nhiên xử trí chung cho bỏng là làm mát bằng nước. Tốt nhất nên làm mát vết bỏng bằng vòi nước chảy liên tục, tuyệt đối không được bôi hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng. Trong quá trình đưa nạn nhân đến cơ sở y tế cần cho nạn nhân uống nước đầy đủ để bù nước.

3. Sơ cứu khi bị bong gân.

Khi bị bong gân tuyệt đối không dùng dầu nóng xoa bóp lên chổ sưng, vì làm như vậy sẽ khiến các mạch máu bị tổn thương khiến cho vết thương lâu lành hơn. Cách tốt nhất là nên dùng đá chườm lên chỗ bị bong gân để giảm đau.

Khi bị bong gân không để nạn nhân cử động nhiều sẽ làm vết thương càng nghiêm trọng hơn. Cần băng ép cố định vết thương trước khi đưa nạn nhân tới bệnh viện.

4. Xử trí khi bị axit hoặc hóa chất rơi vào mắt.

Nếu chẳng may bạn bị axit hay hóa chất rơi vào mắt, tuyệt đối bạn không được dụi mắt vì sẽ làm mắt bị tổn thương và hóa chất lan ra rộng hơn. Hãy rửa mắt dưới vòi nước chảy cho thật sạch rồi sau đó đưa đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

5. Xử trí khi bị ngô độc thực phẩm.



Việc ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu, lên men. Hoặc có thể ngộ độc hóa chất do tự tử. Khi bị ngộ độc thực phẩm nên kích thích cho nạn nhân nôn ói bằng như móc họng, uống nước mùn thớt...Với trường hợp bị ngộ độc hóa chất có tính axit thì tuyệt đối không làm cho bệnh nhân nôn vì có thể làm tổn thương hệ thống tiêu hóa, mà phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng nahnh càng tốt. Khi đi nhớ mang kèm lọ hóa chất để bác sĩ kịp thời xử lý.

6. Xử trí khi bị rắn cắn.



Khi bị rắn cắn không nên dùng cách như rạch da để hút nọc độc, mà cách tốt nhất là dùng garo thắt chặt vừa phải phía trên vết thương 3-5cm và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt để được tiêm thuốc giải độc.