Chảy máu mũi (chảy máu cam) là một hiện tượng hết sức phổ biến, đặc biệt đối với trẻ độ tuổi từ 2 - 10. Vậy nguyên nhân là gì? Liệu cách xử trí ngửa đầu ra sau như thông thường có đúng? Và những tình huống chảy máu như thế nào là nguy hiểm? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau:
Chảy máu cam là hiện tượng xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ gây chảy máu. Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi là lành tính, không ghê đe dọa tính mạng, tự hạn chế, và tự phát, nhưng một số có thể tái phát.
1.Phân loại
- Theo vị trí, chảy máu mũi được phân thành 2 khu: chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.
-Chảy máu mũi trước: chiếm hơn 90%, đây là khu vực chứa nhiều mạch máu nhỏ nằm nông và rất dễ bị vỡ khi có tác động: chấn thương, ngoáy mũi, .... Chảy máu mũi trước thường chỉ chảy ở một bên mũi, số lượng ít, ít nguy hiểm, có thể ngưng chảy sau khi sơ cứu đúng cách.
- Chảy máu mũi sau: chiếm khoảng 10%, do vỡ các mạch máu lớn và nằm sâu bên trong mũi. Các trường hợp này thường xảy ra ở 2 bên mũi và chảy xuống họng, số lượng từ nhiều đến rất nhiều, thường dễ chảy máu lại và rất nguy hiểm.
2. Nguyên nhân
Chấn thương: Là nguyên nhân phổ biến nhất. Chảy máu có thể từ nhẹ ( như ngoáy mũi, xì mũi mạnh ở trẻ nhỏ làm xước niêm mạc, rặn quá nhiều khi táo bón) đến nghiêm trọng (nhét dị vật vào mũi, chấn thương vùng đầu mặt).
Thời tiết khô hạn: Chảy máu mũi phổ biến hơn trong khí hậu khô do niêm mạc mũi bị kích ứng.
Thuốc: Các loại thuốc xịt mũi như thuốc kháng histamin và corticosteroid thuốc chống viêm không steroid có thể gây kích ứng niêm mạc.
Viêm: Vi khuẩn, virut, viêm mũi dị ứng gây viêm niêm mạc và có thể dẫn đến chảy máu, thường xảy ra ở trẻ vị thành niên.
Khối u (rất hiếm): Chảy máu mũi còn là biểu hiện của các khối u lành tính và ác tính, thường đi kèm với biểu hiện nghẹt mũi một bên, chảy máu tái đi tái lại,...
Ở trẻ người có tiền sử gia đình có bệnh đông máu, dễ bị bầm hoặc chảy máu kéo dài do chấn thương nhẹ hoặc phẫu thuật nên nghi ngờ các bệnh về máu bẩm sinh.
Nguyên nhân tự phát: Khoảng 10% bệnh nhân chảy máu cam không có nguyên nhân nào có thể nhận diện
3. Sơ cứu
Nếu được xử trí đúng cách, phần lớn trường hợp chảy máu mũi sẽ tự giới hạn:
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh và trấn an trẻ
Hướng dẫn trẻ xì mũi nhẹ nhàng để lấy ra máu đông cũ. (Lưu ý: có thể máu sẽ chảy tăng lên trong lúc này), nhổ máu đông trong miệng ra ngoài.
Hướng dẫn trẻ NGỒI THẲNG, đầu và cổ hơi ngả về TRƯỚC, không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau vì sẽ khiến máu chảy xuống họng, phần sau mũi dễ gây hít sặc, nôn và tiêu chảy.
Bóp chặt cả 2 bên phần cánh mũi (phần mềm) bằng ngón trỏ và ngón cái. Thời gian bóp tối thiểu trong 7 phút vì đây là thời gian để cơ thể tạo cục máu đông; chỉ nên thả tay ra sau mỗi 7 phút, nếu không máu sẽ chảy kéo dài.
Có thể hỗ trợ bắng cách chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má để giúp mạch máu ở mũi co nhỏ lại, giảm thiểu chảy máu.
Thả tay ra để kiểm ta máu còn chảy không sau mỗi 7 phút. Nếu máu vẫn còn chảy thì lập lại các bước tới tối đa 20 phút.
4. Diễn biến