Thai phụ cần biết: Những sinh vật nhỏ nhưng gây hậu quả lớn cho thai nhi - kỳ 1


Nhiễm trùng là một vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên, nếu nhiễm trùng xảy ra với thai phụ - một cơ thể có hệ miễn dịch đang suy yếu – thì có thể để lại hậu quả lâu dài và thậm chí đe dọa tính mạng của mẹ và con. Có rất loại nhiễm trùng do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, sau đây, mới các bạn đến với 5 loại tác nhân thường gặp nhất:



  1. Giun đũa chó mèo (Toxoplasma Gondii)



  • HẬU QUẢ:


+ MẸ: thường là không có triệu chứng, nếu có thường là nổi các khối nhỏ không đau ở cổ, sốt nhẹ, mệt mỏi, đổ mồ hôi ban đêm, đau nhức cơ, đau họng, đau bụng.

+ CON: đa số không có biểu hiện lúc mới sinh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao bị dị tật, nhất là bị mù (viêm võng mạc), giảm trí tuệ có thể tử vong (não úng thủy, vôi hóa trong sọ, đầu nhỏ), sốt, gan to –lách to, co giật, vàng da, ...

  • ĐƯỜNG LÂY:


+ Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín, không rửa tay sau khi cầm thịt sống hoặc sau tiếp xúc đất, phân mèo, rau củ nhiễm.

+ Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với mèo rất hiếm gặp.

+ Lây cho con chủ yếu qua nhau thai.

  • NGUY CƠ LÂY:


+ Nhiễm trước có thai 6 tháng: ít lây.

+ Nhiễm 3 tháng đầu thai kỳ: sảy thai cao.

+ 3 tháng cuối thai kỳ: lây nhiễm cao.

  1. Giang mai:



  • HẬU QUẢ CHO CON:


+ Thai: sảy thai, chết lúc sinh, chết lưu: 25% nếu không điều trị

+ Bẩm sinh sớm: (5 tuần đầu) tổn thương da, gan lách to, vàng da, thiếu máu, ...

+ Bẩm sinh muộn: (Có thể điều trị được) trán nhô, cằm lẹm, điếc, sụp mũi, ...

  • ĐƯỜNG LÂY:  qua đường tình dục, qua nhau thai khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ

  • NGUY CƠ LÂY: mẹ lây cho con vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ.


Điều trị sớm cho mẹ, thành công 98%

  1. Rubella:



  • HẬU QUẢ CHO CON: điếc thần kinh, dị tật ở tim, bệnh lý thần kinh, các biểu hiện khác gồm chậm phát triển thể chất, bệnh về xương, gan to – lách to, ...

  • LÂY TRUYỀN:


+ Lây truyền qua đường hô hấp

+ Có thể ngừa được bằng vaccine

  • NGUY CƠ LÂY: Mẹ nhiễm càng sớm thì khả năng lây nhiễm càng cao cho con.



  1. Cytomegalovirus: thường gặp nhất



  • HẬU QUẢ: nhiễm càng sớm hậu quả càng nặng cho con


+ Hầu hết lúc mới sinh như bình thường, tuy nhiên, sau đó dần có biểu hiện và gây biến chứng.

+ Thường nhất là điếc, dễ chảy máu, khiếm khuyết thần kinh, chậm phát triển tâm thần, giảm thị lực, ...

  • LÂY TRUYỀN:


+ Sống lâu trong cơ thể mẹ.

+ Lây cho con qua máu và dịch tiết, nhau thai, ...

  • NGUY CƠ LÂY: thai càng lớn khả năng lây càng cao.



  1. Herpes Simplex HSV



  • HẬU QUẢ:


+ MẸ: Mụn rộp tại cơ quan sinh dục

+ CON: Hầu hết không có biểu hiện lúc mới sinh, thường gặp ở: da, mắt, miệng, thần kinh, bệnh nhiễm trùng, ....

  • ĐƯỜNG LÂY: mẹ truyền cho con qua nhau thai.

  • NGUY CƠ LÂY: mẹ mới nhiễm khả năng lây cho con cao hơn.

    Những hậu quả của bệnh nhiễm trung trong thai kỳ quá lớn ! Thế nhưng, thai phụ cũng có trợ thủ đắc lực là vaccine phòng ngừa, bệnh pháp tránh đường lây, tầm soát sớm của Bác sĩ. Vậy tại sao chúng ta lại không chuẩn bị trước cho hai mẹ con một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nào?