Hôi miệng - làm sao để cải thiện?


Bạn có bao giờ lo lắng rằng mình là người duy nhất trong phòng có hơi thở hôi không? Hiện nay, có đến gần 40,000,000 người Mỹ mắc chứng hơi thở có mùi, hay còn được gọi là bệnh hôi miệng. Tuy nhiên, đó là một tình trạng có thể chữa được mà nguyên nhân thường gặp là do thực phẩm gây mùi (như hành tây hoặc tỏi), vệ sinh răng miệng kém hoặc các bệnh lý (như rối loạn dạ dày, chảy dịch mũi sau quá nhiều hoặc vi khuẩn trong miệng). Một khi tìm ra nguyên nhân, bạn sẽ có cách để giữ cho hơi thở của mình trở nên thơm mát.



Mùi hôi miệng có thể được chia thành hai loại riêng biệt - tạm thời và mãn tính. Tạm thời thường liên quan đến mùi hôi do thực phẩm có thể kéo dài đến 72 giờ và hầu như bất kỳ ai cũng từng trải qua. Loại thứ hai, mãn tính, thường liên quan đến các bệnh lý về răng miệng hoặc bệnh toàn cơ thể.

Có ba nguyên nhân gây hôi miệng cơ bản:

Đầu tiên: miệng không sạch.

Làm sạch răng và lợi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám hình thành các vi khuẩn gây hại và từ đó giúp ngăn ngừa hơi thở hôi. Chải răng cẩn thận ít nhất từ hai đến ba lần một ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và súc miệng thật kỹ để loại bỏ các thức ăn còn sót là điều cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chỉ giữ răng sạch sẽ là không đủ để loại bỏ mùi hôi miệng. Dụng cụ cạo lưỡi được thiết kế chuyên biệt để sử dụng trên lưỡi- nó tạo sức ép đẩy các vi khuẩn, mảnh thức ăn và các tế bào chết từ các hốc và khe trong lưỡi mà việc chải răng không thể lấy ra được. Một nghiên cứu có hệ thống gần đây kết luận rằng việc cạo lưỡi có thể có lợi ích hạn chế về lâu dài. Và nếu việc làm sạch lưỡi được thực hiện nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ mang lại lợi ích trong thời gian ngắn nhất.

Thứ hai: các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số bệnh lý sẽ khiến hơi thở có mùi như tiểu đường, bệnh bao tử (dạ dày) hoặc nhiễm trùng xoang với chảy dịch mũi sau quá nhiều. Một số thuốc và dược phẩm thông thường cũng có thể ảnh hưởng đến mùi hơi thở.

Thứ ba: Để ngăn ngừa hôi miệng, một điều không thể bỏ qua là cải thiện các thói quen trong cuộc sống. Ví dụ, hút thuốc lá và nhai thuốc lá có thể ảnh hưởng làm hơi thở có mùi.

Cũng quan trọng không kém đối với sức khoẻ răng miệng và hơi thở thơm mát là việc khám răng định kỳ. Những lần tái khám răng miệng thường xuyên, bao gồm cả việc phòng ngừa triệt để (làm sạch răng ở trên và dưới đường nướu răng) là điều cần thiết để duy trì sức khoẻ răng miệng và hơi thở thơm mát, vì vậy hãy đến bác sĩ nha khoa mỗi sáu tháng một lần hoặc thường xuyên hơn như các chuyên gia khuyến cáo.

Ngoài việc giúp bệnh nhân hiểu được mối liên hệ giữa chăm sóc sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ tổng thể, các bác sĩ nha khoa cần hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách và điều trị bệnh nha chu (bệnh của mô quanh răng) để tránh tình trạng tiến triển và làm phức tạp thêm các bệnh khác.

Làm gì khi lo lắng về hơi thở của mình khi không có sẵn bàn chải đánh răng?

Đừng nhai kẹo bọc đường hoặc súc miệng bằng dung dịch chứa cồn vì có thể gây hại. Sử dụng các sản phẩm không đường, không chứa cồn và có chứa các chất kháng khuẩn được ghi nhận đạt hiệu quả trong việc kiểm soát mùi hôi miệng. Các chất như chlorine dioxide, kẽm clorua và các loại tinh dầu như bạch đàn, menthol, methyl salicylate, và thymol đã được chứng minh là chống lại chứng hơi thở có mùi. Các mẹo khác để giữ hơi thở tươi mát bao gồm:

  • Súc miệng với nước sau khi ăn nếu bạn không thể chải răng

  • Nhai một miếng kẹo cao su không đường để kích thích tiết ra nước bọt bảo vệ răng, ngăn chặn hiện tượng mất khoáng do các ion flour làm trung hòa chất a-xít tạo ra từ vi khuẩn

  • Ăn một chút cần tây, cà rốt, hoặc táo; chúng giúp lấy đi phần thực phẩm còn sót lại và các mảnh thức ăn trong quá trình nhai

  • Ăn uống cân bằng. Thiếu vitamin có thể góp phần gây ra bệnh nướu răng và hôi miệng