Những nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai


Khi mang thai, những cơn đau ngực là chuyện rất bình thường. Nhưng đôi lúc cơn đau ngực là một lời cảnh báo sức khỏe của người mẹ và cần phải điều trị kịp thời. Vậy làm sao để có thể nhận biết cơn đau ngực bất thường và cơn đau ngực bình thường? Hôm nay hãy cùng Bác Sĩ Online tìm ra những nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai nhé!

Đau ngực là điều hết sức bình thường

Những bà mẹ bầu thường sẽ có các triệu chứng như: căng tức hai bầu ngực, ấn vào đau nhói và đau nhẹ. Nếu như mẹ bầu có các triệu chứng này thì hãy yên tâm bởi vì điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như cơn đau lan xuống hai cánh tay, đi kèm với sốt hoặc có biểu hiện chóng mặt thì hãy đi đến gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau ngực:

  1. Bệnh tim bẩm sinh


Khi mang thai, bệnh tim bẩm sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý và gây ra tình trạng căng thẳng cho hệ tim mạch. Nguyên nhân này thường rất phổ biến. Chúng ta cần phải cẩn trọng và quan tâm đến những cơn đau ngực do bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, đây là một số triệu chứng đi kèm để cảnh báo bạn bị đau ngực nặng và bị nhiễm trùng ngực: Đờm màu vàng hoặc có lẫn máu, sốt, khó thở, tim đập loạn nhịp và ho kéo dài.

2. Kích thước ngực thay đổi

Khi mang thai kích thước của mẹ bầu sẽ to hơn so với lúc bình thường. Lúc này các khớp và cơ ngực cũng sẽ thay đổi làm cho mẹ bầu có triệu chứng đau ngực. Điều này là hoàn toàn bình thường nên các bạn cứ yên tâm.

3. Ợ nóng

Khi mang thai, thói quen ăn uống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ở nóng. Ngoài ra, nồng độ hormone progesterone thường tăng làm cho giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách thực quản và dạ dày. Triệu chứng ợ nóng được gây ra bởi việc hormone này tăng lên làm axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

4. Căng thẳng

Triệu chứng đau ngực cũng từ nguyên nhân căng thẳng mà ra và khi mang bầu các mẹ thường hay rất căng thẳng.

5. Khó tiêu

Vào giai đoạn cuối của thai kì (khoảng tuần 27) khó tiêu thường trở nên thường phổ biến ở mẹ bầu và dễ gây ra hiện tượng đau ngực.

6. Bóc tách mạch chủ

Nguyên nhân gây ra hiện tương đau ngực là do rách thành động mạch chủ gây ra hiện tượng chảy máu ở các thành mạch và làm cho động mạch chủ bị vỡ. Người đang mang thai làm tăng nguy cơ mắc phải hiện tượng bóc tách động mạch chủ.

7. Hen suyễn

Đối với người đang bị suyễn hoặc có tiền sử mắc bệnh hen suyễn thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng khi mang thai. Bệnh hen suyễn tái phát sẽ làm cho dẫn đến những cơn đau đầu.

8. Căng cơ ngực

Hiện tượng căng cơ bắp và dầy chằng ở vùng ngục sẽ xuất hiện đối với người đang mang thai. Khi đứa bé trong bụng mẹ càng lớn lên thì tử cung sẽ mở rộng tạo ra áp lực lên cơ hoành, xương sườn, dẫn và làm dẫn đến tình trạng đau ngực và thở dốc.

9. Phình động mạch vành

Bệnh nay có liên quan đến tình trạng đau tim và đau ngực là một trong những triệu chứng của bệnh này. Thường thì hiện tượng này sẽ xảy ra sau khi sinh hoặc khoảng một tháng trước khi sinh.

10. Nhiễm trùng ngực

Nhiễm trùng ngực sẽ dẫn đến tình trạng đau ngực vì nó liên quan đến đường hô hấp.

11. Nhồi máu cơ tim

Khi mang thai nếu như bạn bị đau ngực ở phía bên trái khi mang thai thì hãy nghĩ ngay đến triệu chứng đau tim. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đau tim là triệu chứng đau tim. Khi mắc phải bệnh nhồi máu cơ tim bạn thường có một số biểu hiện đi kèm như: khó thở. nhức đầu, đổ mồ hôi lạnh và tê tay chân. Khi xuất hiện những triệu chứng ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Triệu chứng này thường xuất hiến đối với người thường hút thuốc lá, mang thai sau 40 tuổi hoặc có tiền sử bị bệnh tiểu đường.

Cách để bảo vệ sức khỏe:

  • Nằm đệm

  • Dáng đứng và ngồi phải thẳng

  • Thư giãn

  • Ăn xong đừng nằm ngay

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ

  • Không thuốc lá

  • Tập thể dục

  • Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh

  • Tránh những món ăn gây đầy hơi

  • Bổ sung vitamin

  • Chia nhỏ các bữa ăn

  • Hạn chế căng thẳng

  • Không dùng những sản phẩm có chứa caffeine


Lưu ý: Không nên tự uống thuốc khi chưa có lời dặn của bác sĩ bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bạn bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để điều trị.