10 thực phẩm phòng ngừa đẻ con bị bệnh NÃO ÚNG THỦY


Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi là 2 đối tượng thường mắc phải bệnh não úng thủy.

Bệnh não úng thủy do hiện tượng dư thừa một chất lỏng trong não được gọi là dịch não tủy. Dư thừa dịch não tủy sẽ làm cho não của người bị mắc phải càng ngày to lên khiến cho các nhu mô của não tổn thương.



Theo số liệu thống kê từ Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (Mỹ) cho biết trong 500 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị não úng thủy. Khi có dấu hiệu của bệnh úng thủy thì cần phải điều trị đúng cách và kịp thời bởi nếu không thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng như: bị điếc, mù, liệt, động kinh, viêm màng não mủ, não phát triển chậm,...

Trẻ sơ sinh bị não úng thủy có dấu hiệu nào?

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị não úng thủy rất dễ nhận biết như: đầu của trẻ to bất thường, trán rộng, thóp trước của trẻ rộng và phồng căng. Bàn tay, chân của trẻ trở nên mềm nhũn, kém linh hoạt. Trẻ thường khóc, ánh mắt luôn nhìn về xuống, ít đòi bú và thường nôn ói. Ngoài ra, trẻ có một số biểu hiện lạ so với những trẻ sơ sinh bình thường như khi nghe âm thanh hoặc tiếng động rất nhỏ nhưng trẻ vẫn giật mình.



Khi mắc bệnh não úng thủy, trẻ thường khó bú, thường bị sặc sữa hoặn nôn khi đang bú, thường hay khóc, khó ngủ, đầu nghẹo sang một bên khi nằm, tay luôn nắm chặt và cơ thể hoạt động càng ngày càng chậm chạp.

Còn đói với những trẻ có tuổi lớn hơn thì có một số dấu hiệu như: chán ăn, khó ngủ, nôn mửa, mệt mỏi và đặc biệt nhất là nhức đầu. Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác có thể nhận biết bằng mắt như phù gai thị,...

Làm sao để phòng ngừa bệnh úng não thủy ở trẻ sơ sinh?

Theo bác sĩ Đức Tuấn tại BV Nhi Đồng 1 trả lời trên trang báo Tuổi Trẻ, với những kỹ thuât hiện nay như soi âm có thể giúp bà bầu phát hiện được bệnh úng não thủy khi còn trong bụng mẹ. Những trẻ bị úng thủy thường có mẹ bị đa ối trong quá trình mang thai. Chính vì thế, sau khi trẻ được sinh ra cần phải đưa trẻ đi khám sớm để có thể điều điều trị kịp thời.

Bác sĩ Đức Tuấn cho biết thêm: "Các bà mẹ bổ sung nhiều acid folic có thể giúp ngăn chặn được dị tật ống thần kinh". Ngoài khả năng giúp não phòng ngữa dị tật ống thần kinh, acid folic còn có tác dụng gia tăng hồng cầu và giúp trẻ tăng cân nặng khi chào đời.



Acid folic còn được gọi với cái tên là vitamin B9 có tác dụng giúp ống thần kinh được hoàn chỉnh trong quá trình mang thai và acid folic chỉ có tác dụng trong một thời điểm nhất định.

Do đó, đối với những chị em cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ sử dụng acid folic trước khi có dự định mang thai ba tháng và trong ba tháng đầu của thai kỳ. Một số loại thực phẩm như các loại rau màu xanh đậm và các loại ngũ cốc cũng có nhiều acid folic.

Đặc biệt, các mẹ và bố đều phải lưu ý điểm những điểm bất thường ở trẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi điều trị kịp thời, trẻ sẽ không bị ảnh hưởng gì hết. Khi phát hiện điểm bất thường, các bậc cha mẹ phải đưa con đi siêu âm não trong tháng đầu sau khi sinh và được sự chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia sức khỏe về thai nhi.

Các loại thực phẩm giàu acid folic cho các bà mẹ đang mang thai

  1. Đậu


Đa số các loại đậu khô đều là thực phẩm giàu acid folic. Vào mỗi bữa ăn sáng, bạn nên ăn thêm một ít các món đậu để bổ sung acid folic cho cơ thể. Đặc biệt nhất, đậu xanh và đậu lăng là hai loại đậu có chứa nhiều folate nhất trong các loại đậu.



2. Cam

Bạn nên uống cam ép để bổ sung axit folic cho cơ thể hàng ngày. Axit folic còn có trong một số loại quả có múi như bưởi, dứa,...

3. Măng tây

Ăn 5 cây măng tây sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 1.000mg acid folic. Bạn lưu ý khi chế biến măng tay không nên nấu quá lâu bởi các dưỡng chất của măng tây giảm đi. Ngoài ra, trong măng tây có chứa nhiều kali, chất xơ và không có cholesterol rất tốt cho các mẹ bầu.

4. Trứng

Ăn món trứng có 3 quả trứng gà sẽ cung cấp 1/4 acid folic cần thiết. Trứng còn có chứa các protein, vitamin và các chất khoáng có lợi cho cơ thể bà bầu khi mang thai.

5. Súp lơ

Súp lơ ngoài là một loại thực phẩm giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa các loại bệnh ung thư, súp lơ còn là thực phẩm rất giàu acid folic. Ăn một bát súp lơ chín sẽ cung cấp cho cơ thể 50mg acid folic. Ngoài ra, súp lơ còn giúp các bà bầu ngăn ngừa táo bón do chứa nhiều chất xơ.

6. Gan

Gan là thực phẩm có chứa nhiều acid folic, thậm chí có lượng acid folic cao gấp 2 lần so với các loại thực phẩm khác. Nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn thực phẩm này vì nó chứ nhiều cholesterol, hạn chế cho các bà bầu.

7. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương là một món ăn vặt cho các bà bầu và hạt hướng dương còn giàu chất acid folic. Ngoài ra, hạt hướng dương còn cung cấp cho cơ thể một số dưỡng chất thiết yếu như: sắt, canxi, magie. Ăn vặt hạt hướng dương còn giúp cho mẹ bầu hạn chế buồn nôn.

8. Rau bina

Rau bina giàu Acid folic hơn so với các loại rau sẫm màu khác. Rau bina còn là thực phẩm giàu sắt, rất tốt cho các mẹ bầu.

9. Bia

Khi mang thai, các mẹ cũng nên uống một ít bia vừa đủ bởi trong bia có chứa folate.  Bạn lưu ý là nên uống ít và hạn chế uống trong thai kỳ.

10. Ngũ cốc thô

Ngũ cốc thô có chứa nhiều chất xơ cùng với một số dưỡng chất khác tốt cho mẹ bầu.