3 tác hại vô cùng nguy hiểm khi có thói quen xoa bụng của mẹ bầu


Đa số các bà mẹ khi mang thai thường có một thói quen chính là xoa bụng bầu của bản thân để thể hiện tình cảm danh cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu không làm đúng cách thì thói quen này mang lại nhiều tác hại nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thai nhi, trầm trọng hơn sẽ dần đến hiện tượng sinh non. 

Những cú đạp từ thai nhi khi đang trong bụng mẹ chính là niềm vui với mẹ bầu, giúp mẹ tươi tắn và vượt qua mọi khó khăn khi mang thai. Thật hạnh phúc vì mỗi lần mẹ đặt tay lên bụng để xoa và con đạp lại để giao lưu và tương tác với mẹ.



Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là giai đoạn có bụng bầu lớn, mẹ bầu được nhiều người trong bạn bè, gia đình và người thân quan tâm. Tất cả mọi người đều muốn được chạm vào bụng và xoa bụng bầu của mẹ. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Dưới đây là 3 tác hại của việc xoa bụng bầu gây ảnh hưởng đến thai nhi:

  1. Thói quen xoa bụng bầu có thể sẽ làm thai nhi bị dây rốn quấn cổ


Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ (hoặc có tên gọi khác là tràng hoa quấn cổ) xảy ra khá phổ biến ở thai nhi, hiện tượng này xảy ra khi thai nhi thay đổi tư thế hoặc nhào lộn trong bụng mẹ. Đối với bé bình thường thì bị dây rốn quấn cổ 1-2 vòng.

Thai nhi sẽ phát triển bình thường và chào đời khỏe mạnh. Nhưng nếu như xoa bụng bầu thường xuyên, đặc biệt là ở giai đoạn thai kỳ trước 30 tuần sẽ khiến cho bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng hơn bình thường. Nếu như dây rốn quấn quá căng sẽ gây khóa khăn trong quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé. Thai nhi sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ mẹ, rất dễ bị thiếu máu hoặc nhẹ cân khi chào đời.



Nếu nặng hơn, dây rốn sẽ bị co thắt chặt có thể sẽ làm cho trẻ bị nghẽn mạch máu đưa đến cho bé, có thể làm suy thai làm cho thai nhi tử vong ngay khi còn ở trong bụng mẹ.

2. Xoa bụng bầu có thể ảnh hưởng đến ngôi thai

Vị trí của bé khi ở trong bụng mẹ có sự ảnh hưởng lớn đến việc sinh nở, chuyển dạ của mẹ bầu. Trong giai đoạn đầu mang thai, bên trong mẹ có nhiều nước ối, thai nhi còn nhỏ nên có thể tự do di chuyển khi ở trong tử cung.

Khi giai đoạn thai kỳ bước vào tuần 32, thai nhi phát triển mạnh mẽ, nước ối càng ngày ít và không gian tử cung của mẹ cũng hẹp đi.



Do đó, trong giai đoạn này thai nhi cần được ở trong một vị trí cố định. Khi chạm sợ vào bụng của mẹ bầu vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến vị trí của thai nhi.

Nhưng khi đã bước vào tuần 30-32 rồi, thì tuyệt đối không nên chạm hoặc sờ vào bụng bầu thường xuyên bởi rất dễ làm vị trí của thai nhi thay đổi, làm cho thai nhi không thể xoay được, khi chào đào sẽ gặp nhiều khó khăn.

3. Xoa bụng bầu có thể gây sinh non

Vào tuần 34 của thai kỳ, những cơn co thắt giả bắt đầu xuất hiện ở mẹ bầu, điều này giúp ẹm trải nghiệm và chuẩn bị cho những cơn đau chuyển dạ khi bé đã đủ tháng đủ ngày. Tử cung của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm vào giai đoạn 3 tháng cuối ở thai kỳ. Hành động xoa bụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm kích thích tử cung, tạo ra hiện tượng đau nhứt nhau thai và có thể dẫn đến sinh non.