6 tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya sau 23h


Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Thái Hà Books phát biểu "ngủ sai giờ, con đường tới nghĩa địa sẽ dần ngắn lại".

Công việc chưa xong, một bộ phim hấp dẫn,... là những nguyên nhân khiến bạn phải thức khuya. Điều này không hề tốt cho sức khỏe vì làm hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, làm mất tập trung hoặc gây ra một số bệnh cho cơ thể. TS Nguyễn Mạnh Hùng khuyên mọi người nên đi ngủ trước 23h.

Vì sao chúng ta phải ngủ trước 23h?

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng: "Người ít hiểu biết nghĩ rằng một ngày mới bắt đầu là khi chúng ta vừa thức dậy. Có người cho rằng 3-5 giờ sáng là một ngày mới bắt đầu, còn có người cho rằng khi trời sáng có nghĩa là ngày mới bắt đầu. Tuy nhiên tất cả những điều trên đều không đúng.

Đối với những nhà khoa học, thì họ cho rằng 0 giờ là ngày mới bắt đầu tuy nhiên điều này vẫn chưa đúng. Thực chất, thời gian bắt đầu cho một ngày mới chính là 23h đêm.

Nhiều nghiên cứu cho biết buổi tối là thời gian mà hệ thống miễn dịch sẽ bài tiết những chất độc và phục hồi. Vào khoảng 21 giờ, cơ thể chúng ta đã cần phải thư giãn để chuẩn bị cho giấc ngủ sâu.

Một giấc ngủ sâu sẽ giúp cho việc hoạt động của hệ miễn dịch. Cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể được hoạt động như sau:



Dưới đây là 6 tác hại nghiêm trọng nếu của việc ngủ muộn sau 23h:

  1. Lão hóa nhanh


Việc ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều tiết tế bào da, chức năng của tế bào biểu bì. Từ đó, gây ra hiện tượng nhanh lão hóa, kèm theo những nét nhăn trên khuôn mặt.



Từ 23h – 4h sáng là khoảng thời gian mà các tế bào da được tái tạo với tốc độ nhanh, sản sinh nhanh lượng collagen, loại bỏ những loại chất có hại và phục hồi nhanh tế bào bị tổn thương. Do đó, hãy ngủ đủ giấc để da của bạn được phục hồi tốt nhất.

2. Béo phì

Thức khuya làm cho giấc ngủ không được trọn vẹn. Khi không ngủ đúng 6h/đêm sẽ làm cho xáo trộn hoạt động của quá trình chuyển hóa chất béo.



Dần dần, thói quen thường xuyên ngủ muộn của bạn sẽ rất dễ làm cơ thể bị béo phì.

3. Tiểu đường

Theo tiến sĩ Nan Hee Kim (nhà nội tiết học của bệnh viện Ansan ĐH Hàn Quốc) cho biết những người thức khuya rất dễ bị mắc bệnh tiểu đường và bị rối loạn sự trao đổi chất.

4. Mắt mờ, tai “điếc”

Mắt là bộ phận phải hoạt động cả ngày nên chúng cũng cần phải có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thị lực. Không những thế, thức khuya còn làm cho mắt xuất hiện quầng thâm, đau mắt, nhức mắt,...

Thiếu ngủ sẽ làm cho tai không cung cấp đủ máu sẽ làm thính lực bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến bị điếc.

5. Giảm trí nhớ

Khi thức khuya, hệ thần kinh hưng phấn và vào ngày tiếp theo chúng sẽ dần bị cạn kiệt năng lượng do làm việc quá sức.



Bạn sẽ bị mất tập trung và hoạt động không tốt và nếu như tình trạng này cứ tiếp diễn thì có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, mất ngủ,...

Theo nghiên cứu của đại học Michigan tại Mỹ cho biết thiếu ngủ sẽ làm não mất tỉnh táo giống như hiện tượng bị say rượu.

6. Bệnh tim mạch



Thức khuya sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học, có thể dẫn đến bị mất ngủ. Nếu như không có đủ thời gian nghỉ ngơi rất có thể sẽ làm bạn bị đột quỵ và tim ngừng đập.