8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt chất đạm


Chất đạm (protein) là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cuả cơ thể, vai trò trong xây dựng cơ, da, các nội tiết tố và có vai trò thiết yếu trong tất cả các mô của cơ thể.

Thiếu hụt chất đạm dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ, và lượng chất đạm thấp kéo dài gây ra những thay đổi cho cơ thể theo thời gian.



Thiếu chất đạm là gì?

Sự thiếu hụt chất đạm là khi khẩu phần không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể và có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của chức năng cơ thể.

Nguy cơ xảy ra ở những người ăn chay hoặc người ăn uống không cân bằng, người lớn tuổi ăn uống kém và bệnh nhân nhập viện. Bác sĩ online xin giới thiệu 8 dấu hiệu nhận biết một người đang thiếu chất đạm:

  1. Phù


Phù, khiến người bệnh giống như da bị sưng, khi ấn vào không gây đau. Phù là triệu chứng của sự thiếu hụt chất đạm nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân do sự thiếu hụt chất đạm làm giảm một chất có tên albumin có vai trò giữ nước trong máu, sự giảm albumin làm chất lỏng đi ra các mô và cơ quan, gây phù. Các vị trí chủ yếu để nhận biết phù: mắt cá, mi mắt, vòng bụng to bất thường, ... thời gian lâu dài có thể  gây phù toàn bộ cơ thể.

  1. Các vấn đề về da, tóc và móng


Sự thiếu hụt chất đạm thường để lại dấu hiệu trên da, tóc và móng, vì thành phần của chúng hầu hết là chất đạm. Biểu hiện: đỏ da, da bị bong tróc, tóc mỏng, rụng tóc và móng dễ gãy cũng là các triệu chứng phổ biến.

  1. Mất cơ bắp


Cơ là bộ phận chứa lượng đạm lớn nhất của cơ thể. Khi thiếu chất đạm, cơ thể có xu hướng lấy chất đạm từ các cơ để giữ các mô quan trọng hơn. Do đó, sự thiếu hụt chất đạm dẫn đến sự lãng phí cơ. Mất khối lượng cơ là một trong những dấu hiệu đầu tiên của lượng chất đạm không đủ.

  1. Nứt xương


Cơ bắp không phải là mô duy nhất bị ảnh hưởng bởi lượng chất đạm thấp mà xương cũng có nguy cơ. Chất đạm giúp duy trì sức mạnh và mật độ xương. Thiếu chất đạm không đủ có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp hơn và tăng nguy cơ gãy xương.

  1. Còi cọc ở trẻ em


Chất đạm không chỉ giúp duy trì cơ và khối lượng xương, nhưng nó cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, thiếu chất đạm có thể làm trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của trẻ; và còi cọc là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thiếu chất đạm.

  1. Dễ bị nhiễm trùng


Sự thiếu hụt chất đạm cũng có thể làm chức năng miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.

  1. Thèm ăn và có thể dẫn đến béo phì


Khi khẩu phần chất đạm của bạn không vừa đủ, cơ thể bạn cố gắng khôi phục luowjgn đạm trong cơ thể bạn bằng cách tăng sự thèm ăn.

Nhiều thực phẩm tiện lợi có chứa một số chất đạm. Tuy nhiên, lượng chất đạm trong những thực phẩm này thường thấp hơn rất nhiều so với số lượng calo mà chúng cung cấp. Kết quả là, khẩu phần chất đạm nghèo nhưng giàu calo có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.

Tóm lại

Chất đạm được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cơ thể, như: cơ, da, tóc, xương và máu của bạn chủ yếu được làm bằng chất đạm. Do đó, sự thiếu hụt chất đạm sẽ ảnh hường đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra các triệu chứng.

Thiếu hụt chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể gây phù, gan nhiễm mỡ, thoái hoá da, tăng mức độ nhiễm trùng và làm chậm tăng trưởng ở trẻ em. Ngoài ra, việc thiếu hụt chất đam lâu dài thể gây tiêu cơ (làm cơ yếu đi, hoạt động không còn linh hoạt) và làm tăng nguy cơ gãy xương. Một số bằng chứng thậm chí còn cho thấy nhận được quá ít chất đạm có thể làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy ăn quá nhiều và béo phì.

Để có được sức khỏe tối ưu, hãy đảm bảo ăn uống đầy đủ và đúng cách bao gồm các thực phẩm giàu chất đạm trong mỗi bữa ăn.