Các bước sơ cứu người bị NHỒI MÁU CƠ TIM đơn giản


Biết được các bước cấp cứu kịp thời cho người bị nhồi máu cơ tim là một việc có thể giúp bạn cứu sống được một mạng người. 

Bệnh nhồi máu cơ tim xuất hiện đột ngột và nhanh có thể khiến người mắc phải không kịp phản ứng. Và bệnh có khả năng cao dẫn đến tử vong nếu như không biết cách sơ cứu nhanh chóng. Chính vì thế, đừng bỏ lỡ bài viết này, vì nó có thể giúp bạn cứu sống được mạng người và tích lũy kiến thức dự phòng cho bản thân.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không nhận được máu thì vùng cơ tim ấy sẽ bị hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Còn tùy theo số lượng cơ tim bị hoại tử, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng.



Thông thường, dấu hiệu đơn giản nhất để bạn phát hiện bệnh nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực. Mỗi cơn đau như vậy sẽ kéo dài khoảng 5 đến 15 phút nhưng sẽ không quá 1 giờ. Cơn đau còn lây lan sang một số khu vực khác như cổ, hàm, vai hoặc dọc theo cánh tay, nhất là cánh tay trái. Không chỉ bị đau thắt ngực, bệnh nhân còn bị buồn nôn, chóng mặt, khó thở, vã mồ hôi,...

Tùy theo trường hợp, người bệnh còn có triệu chứng về rối loạn tiêu hoặc. Hoặc khi nhồi máu cơ tim xuất hiện đột ngột sẽ làm người bệnh có những biến chứng rối loạn nhịp, tim ngừng hoạt động hoặc đột tử,...

Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim đơn giản:

Bước 1: Dùng phương pháp ép tim để sơ cứu bệnh nhân

Khi đang đợi xe cứu thương đến, bạn hãy đặt nạn nhân lên mặt phẳng cứng để sơ cứu nạn nhân bằng phương pháp ép tim. Bạn thực hiện thao tác này liên tục 60 lần mỗi phút. Phương pháp ép tim sẽ tạo một lực từ cơ lên tim nạn nhân, từ đó giúp tim co bóp đưa máu đến hệ tuần hoàn và máu của bệnh nhân được lưu thông bình thường.

Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo

Đây chỉ là bước sơ cứu tạm thời, do đó chúng ta cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Mọi thao tác của bạn nhanh khẩn trương và nhanh chóng vì đây là tình hình cấp bách.

Bước 3: Tư thế bệnh nhân

Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện phải đưa bằng xe cứu thương có dụng cụ chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim để có thể xử lý kịp thời.



*Chú ý: Trong trường hợp nạn nhân xuất hiện cơn đau thắt ngực tại nhà thì ta phải dùng ngay đến thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh (Nitroglycerine xịt dưới lưỡi hoặc Risordan ngậm dưới lưỡi). Sau khoảng 5 phút, người mắc bệnh vẫn chưa dứt cơn đau ngực thì hãy lấy lấy thuốc dùng lần 2 (cho xịt dưới lưỡi hoặc ngậm thuốc dưới lưỡi). Sau đó hãy đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Bệnh nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm đến mạng sống do đó khi phát hiện thì phải xử lý nhanh chóng. Khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thì phải đưa ngay đến bệnh viện, chỉ cần đưa nạn nhân đến nhanh thì tỷ lệ sống sót tăng cao.