7 tác hại khôn lường chị em phải đối mặt từ việc thức khuya


Nhiều người có thói quen thức khuya để xem phim, lướt face, nhắn tin,... Tuy nhiên, thói quen thường xuyên thức khuya sẽ gây ảnh hưởng xấu đến với sức khỏe, nhan sắc và tinh thần của chị em phụ nữ.

Dưới đây là 7 tác hại từ thói quen thức khuya gây ra:



  1. Gây bệnh u xơ cổ tử cung


Mặc dù có nhiều chị em thường đợi đến khuya để làm việc vì đây là thời gian dễ tập trung. Tuy nhiên, thói quen này lại vô cùng ngay hiểm. Bởi điều này sẽ gây rối loạn quá trình bài tiết các hoóc-môn của cơ thể và rất dễ dẫn đến u xơ cổ tử cung.

2. Làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh

Không ngủ đủ giấc trong ngày sẽ gây hậu quả xấu đến chức năng của tế bào biểu bì và rối loạn quá trình điều tiết tế bào da. Điều này sẽ làm quá trình bị lão hóa diễn ra nhanh hơn, hình thành những nếp nhăn, xỉn màu trên da. Vào ban đêm, hoạt động tái tạo tế bào sẽ diễn ra nhanh hơn ban ngày. Hoạt động tái tạo tế bào da diễn ra với tốc độ nhanh gấp 2 lần trong khoảng thời gian 23h đến 4h sáng, các chất có hại sẽ được tiêu diệt, phục hồi các tế bào đang bị tổn thương và sản sinh collagen rất nhanh. Chính vì thế, mỗi cơ thể cần ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày.

3. Gây rối loạn nội tiết

Theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện phụ sản ở Boston và trường Y ĐH Harvard cho biết, những người phụ nữ thường xuyên làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày sẽ làm tăng 1,5 lần nguy cơ mắc bệnh ung thư so với những phụ nữ làm việc bình thường, đúng cách. Việc thức khuya gây ra các bệnh như gây tổn thương vú, tổn thương nội mạc tử cung, u xơ tử cung,... có nguyên nhân liên quan tới quá trình bị mất cân bằng chất progesterone và estrogen.

Việc rối loạn các chất trên cũng sẽ làm rối loạn các chức năng nội tiết, gây tổn hại đến chu kỳ rụng trứng ở nữ giới. Nếu như chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì hiện tượng kinh nguyệt của các chị em sẽ không xảy ra được. Nếu thói quen kéo dài sẽ làm cho đồng hồ sinh học của cơ thể chị em bị biến đổi, rối loạn,...

Các chị em không nên thức khuya thường xuyên để tránh bị rối loạn nội tiết. Không nên làm việc quá sức. Nếu như công việc gấp cần phải hoàn thành trong đêm thì ngày hôm sau cần phải nghỉ ngơi để cân bằng đồng hồ sinh học cơ thể, giúp nội tiết hoạt động bình thường.

Các chị em còn phải có một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên luyện tập thể thao vừa sức, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý và tránh bị căng thẳng, stress. Ngoài ra, phụ nữ cũng phải kiểm tra mức độ hormone 3–6 tháng một lần.

4. Viêm nhiễm phụ khoa

Việc thức khuya sẽ làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể thay đổi, làm giảm sức đề kháng, khiến cho âm đạo có hiện tượng khô và dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Một số bệnh viêm nhiễm dễ mắc phải: viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm âm đạo. Khi mắc phải một trong số bệnh ở trên, chị em sẽ thấy khí hư ra nhiều, có cảm giác, ẩm ướt vùng kín, giảm sắc tố da và làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày.

5. Béo phì và ung thư dạ dày

Khi thức khuya, cơ thể chúng ta thường ăn nhiều. Việc này sẽ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Tế bào trong niêm mạc dạ dày sẽ tại tạo một lần cách nhau 2-3 ngày. Hoạt động này diễn ra vào ban đêm và là lúc hệ tiêu hóa cần nghỉ ngơi. Khi ăn nhiều vào ban đêm thì hệ tiêu hóa phải làm việc, gây cản trở quá trình tái tạo cho tế bào niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, việc này còn dẫn đến viêm loét dạ dày và làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống.

6. Làm suy giảm hệ miễn dịch

Khi bị thiếu ngủ, lượng protein cytokines gây viêm tăng cao còn lượng bạch huyết cầu giảm xuống, dễ gây bệnh cảm cúm và ốm.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn chứng minh protein CRP - protein gây bệnh tim sẽ tăng lên nếu bạn ngủ dưới 6 tiếng trong ngày.

7. Suy giảm trí nhớ

Thói quen thức khuya gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, làm giảm trí nhớ.