9 mẹo giúp bạn giảm lượng đường trong máu khi mang thai


Nếu muốn khỏe mạnh trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần phải quan tâm đến chế độ tập luyện và ăn uống hằng ngày. Đặc biệt là những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần phải trang bị kiến thức về cách giảm đường huyết khi mang thai.



Khi mang thai, mẹ bầu có lượng đường huyết cao được gọi là tiểu đường thai kỳ. Khoảng 3-5% phụ nữ mang thai ở Mỹ gặp phải tình trạng này. Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường là những người thừa cân trước khi mang thai, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như mẹ bầu không kiểm soát được lượng đường trong máu. Dưới đây là 9 mẹo làm giảm đường huyết trong giai đoạn mang thai:

  1. Thường xuyên luyện tập


Khi mang thai, các mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn và cho phép của bác sĩ. Các mẹ bầu có thể đi bộ để giúp cho cơ thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu không chỉ lựa chọn chế độ ăn uống tốt cho mình mà cần phải tốt cho thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện, độ tuổi và các điều kiện sức khỏe khác của mẹ bầu để dễ dàng kiểm soát. Bác sĩ sẽ cho bạn biết rằng bạn nên ăn những loại thực phẩm như thế nào và phù hợp với phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ.

3. Xét nghiệm nước tiểu

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên đi xét nghiệm nước tiểu và theo sự chỉ định của bác sĩ. Ketone có trong nước tiểu sẽ xuất hiện khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu cho thai nhi trong suốt thai kỳ.

4. Chia ra nhiều bữa ăn trong ngày

Mẹ bầu có thể ăn 4 hoặc 5 bữa trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Việc làm này sẽ phòng ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng cao đột ngột.

5. Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu

Sử dụng máy đo đường huyết để theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Khi biết được kết quả, bạn sẽ tìm cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống và cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh được tình trạng tăng hoặc giảm lượng đường trong máu.

6. Tiêm insulin

Bạn có thể tiêm insulin kèm theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Bạn cần phải làm cách này nếu không thể kiểm soát được lượng đường trong máu thông qua việc vận động và chế độ ăn uống. Các bác sĩ sẽ cho bạn biết cách và tiêm insulin vào thời gian nào, cách để bảo quản loại thuốc này để mang lại hiệu quả tốt nhất.

7. Cung cấp nước đầy đủ

Mỗi ngày, mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2 lít nước. Điều này có tác dụng làm cân bằng lượng đường trong máu và tránh được các biến chứng trong giai đoạn mang thai.

8. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường

Mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước có ga,... Bởi các thực phẩm này sẽ khiến cho lượng đường huyết tăng cao và bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

9. Giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn

Bạn có thể hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có nhiều carbohydrate (chất bột đường) chẳng hạn như bún, cơm, bánh phở,... và nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.