Đặc điểm và cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ


Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến mà nhiều người thường hay mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ khó thở, khó ngủ và thường quấy khóc. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của bệnh và cách chữa trị thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!


Nghẹt mũi


Bệnh nghẹt mũi xảy ra khi các dịch nhày bịt kín khoang mũi làm khoang mũi bị tắc nghẽn. Từ đó khiến cho đường di chuyển của không khí bị hẹp và gây ra khó khăn khi hít thở. Bệnh này làm cho trẻ nhỏ có cảm giác rất khó chịu, nhất là những trẻ vẫn chưa biết cách thở bằng miệng. Mặc dù nghẹt mũi không gây hiện tưởng chảy nước mũi nhưng làm trẻ gặp khó khăn trong lúc ăn uống hoặc ngủ.

Các nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt mũi


Nguyên nhân chính gây nên nghẹt mũi là bị cảm. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Viêm xoang, cúm, dị ứng với phấn hoa, bụi hoặc các món ăn.

Các triệu chứng khác đi kèm với nghẹt mũi:



  • Hắt hơi

  • Sốt (khi trẻ có một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp).

  • Ho

  • Hơi thở nặng nề

  • Ngáy

  • Chảy nước mũi


Một số biện pháp phòng ngừa và cách điều trị nghẹt mũi



  1. Bổ sung nước cho cơ thể


Để giúp trẻ có sức khỏe tốt, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, uống nước nhiều còn sẽ khoang mũi đỡ bị tắc nghẽn.

  • Bạn nên cho trẻ uống nước ấm

  • Ngoài uống nước lọc, trẻ có thể uống nước trái cây hoặc súp.


2. Dùng nước muối nhỏ mũi 

Cách điều trị tốt nhất để chữa chứng nghẹt mũi là dùng nước muối. Bạn nhỏ nước muối vào trong 2 hốc mũi của trẻ để làm giảm lượng dịch nhầy trong mũi. Bạn cần lưu ý rằng dung dịch muối chỉ gồm có nước và muối, không kèm theo một chất khác. Bạn nhỏ khoảng 3 lần trong ngày cho trẻ. Phương pháp này sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi của trẻ giảm hẳn.

3. Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ



Có thể trẻ bị dị ứng đối với một chất nào đó, chính vì thế bạn nên làm những việc như sau:

  • Vệ sinh thảm sạch sẽ để không có bụi

  • Khi bị dị ứng phấn hoa hãy đóng cửa sổ

  • Không được hút thuốc trong nhà

  • Để thú cưng sinh sống tại một không gian khác, không để gần trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ cho máy lạnh thường xuyên


4. Dùng máy hoặc dụng cụ hút mũi

Khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ dùng máy hút mũi (Nasal Aspirator) để hút các dịch nhầy trong mũi. Trước khi sử dụng, bạn lấy nước muối sinh lý nhỏ vào 2 lỗ mũi của trẻ, đợi một vài giây và cho con nằm nghiêng rồi mới bấm nút máy hút.

5. Nâng đầu cao khi ngủ

Để giúp trẻ ngủ ngon giấc, bạn nên kê gối cho con nằm khi ngủ. Việc làm này sẽ làm giảm bớt tình trạng nghẹt mũi và giúp cho trẻ thở tốt hơn.

Những điều cần lưu ý 


Một số phương pháp trên giúp giàm bớt và điều trị được triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, nếu trẻ có một số triệu chứng đi kèm dưới đây thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, chuyên gia sức khỏe ngay:

  • Chất nhầy bên trong mũi có vàng hoặc xanh

  • Trẻ cảm thấy khó chịu ở tai, có khả năng nhiễm trùng

  • Thường xuyên bị sốt cao

  • Hơi thở của trẻ nhanh. Đối với trẻ dưới trẻ dưới 2 tuổi mà thở 45 lần/phút thì cần đến gặp bác sĩ ngay.