Các nguyên nhân gây đau mắt đỏ và cách xử lý


Đau mắt đỏ là loại bệnh mà khá nhiều người mắc phải. Vậy làm sao để xác định được nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ và xử lý như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

Dưới đây là 10 nguyên nhân gây ra hiện tượng đau mắt đỏ và cách xử lý :

  1. Bị thiếu ngủ


Đôi mắt của bạn sẽ bị đỏ lên nếu như chúng đã hoạt động mệt mỏi. Bởi lượng oxy bên trong mắt sẽ bị giảm đi khi bạn thiếu ngủ, làm nở các mạch máu và làm mắt bị đỏ lên.

Ngoài ra, còn một lý do khác khiến cho mắt bị đỏ là bởi mắt mở mắt trong thời gian dài vì bạn thiếu ngủ, làm giảm độ bôi trơn của giác mạc, từ đó khiến mặt bị khô và đỏ.



Cách xử lý: Bạn hãy đi ngủ nhiều hơn để làm dịu mắt, chườm lạnh hoặc dùng nước mắt nhân tạo để bớt đi sự khó chịu.

2. Bị dị ứng

Dị ứng mắt khiến mắt của bạn rất khó chịu. Đồng thời, còn khiến mắt bị đỏ mắt lốm đốm. Bạn không nên dụi mắt, bởi điều này sẽ khiến mắt tệ hơn.



Hiện tượng dị ứng sẽ tự biến mắt khi mắt của bạn không cần tiếp xúc với các chất làm mắt bị dị ứng như: chất tẩy rửa, phấn hoa, bụi, gàu của vật nuôi, vảy,...

3. Bị kích thích với kính áp tròng

Đeo kính áp tròng sẽ làm giảm lượng oxy trong mắt, khiến mắt bị kích thích và bị đỏ lên. Bạn không nên mang kính áp tròng trong thời gian quá lâu và không được mang khi đi ngủ vì điều này sẽ làm mắt rất dễ bị nhiễm trùng, đau mắt đỏ hoặc có thể dẫn đến viêm kết mạc.



Cách xử lý: Khi mang kính áp tròng, bạn cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho kính, chú ý các hướng dẫn chăm giữ kính và nên mở kính ra khi bạn đi ngủ. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt nếu như bị đỏ mắt do mang kính áp tròng để giúp đôi mặt dịu bớt và giảm đỏ.

4. Nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính quá lâu



Bạn có thể bị đỏ mắt nếu như cứ sử dụng máy tính hoặc điện thoại trong một thời gian dài. Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và chú ý đến việc chớp mắt khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính để phòng ngừa hư mắt.

5. Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi tình trạng viêm kết mạc (hay viêm màng kết), nhiễm trùng do các loại vi-rút, vi khuẩn. Triệu chứng này sẽ khiến cho một hoặc hai mắt có hiện tượng sưng, ngứa, chảy nước mắt và đỏ.



Đây là loại bệnh có thể lây truyền sang người khác. Bạn nên gặp bác sĩ ngay để có cách điều trị chính xác tùy theo từng nguyên nhân và tình trạng của bệnh.

Khi bạn bị đau mắt đỏ bởi các vi khuẩn, vi-rút thì bạn phải vệ sinh bàn tay của bản thân sạch sẽ để không truyền nhiễm sang người khác. Không nên sử dụng chung đồ trang điểm, khăn tắm và không được chạm tay vào mắt rồi lấy tay chạm vào cơ thể người khác.

6. Chắp mắt (lẹo mắt)

Chắp mắt hay còn được gọi là lẹo mắt sẽ hình thành một vết sưng nhỏ đỏ trên cạnh đáy của mắt hoặc trên mí mặt sau khi tuyến dầu tại vị trí đó bít lại. Tùy theo mỗi người có thể có một hoặc vài chắp mắt, chắp mắt có hình dạng giống với mụn nhọt hoặc mụn trứng cá.



Bạn có thể nhận biết được chắp mắt là bị đỏ mắt và sưng. Nguyên nhân gây ra triệu chứng chắp mắt là do vi khuẩn và đa số mọi người đã từng bị phải.

Chắp mắt sẽ không làm ảnh hưởng thị lực và tự động biến mất khoảng vài ngày. Bạn không nên chạm vào chắp mắt vì sẽ làm cho triệu chứng này nặng hơn. Nếu nặn chắp mắt sẽ làm mắt bị nhiễm trùng nặng. Khi chắp mặt thường xuyên và lâu ngày không biến mất, bạn cần gặp ngay đến bác sĩ để có được cách điều trị hiệu quả nhất.

7. Cườm nước



Cườm nước (Glaucoma) là các bệnh khiến cho dây thần kinh thị giác (dây kết nối giữa võng mạc mắt và não) bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do tích tụ chất lỏng tạo áp lực lên mắt.

Dấu hiệu đầu tiên của một loại cườm nước tên là tăng nhãn áp góc đóng cấp chính là hiện tượng đỏ mắt. Ngoài ra, triệu chứng này còn có một số dấu hiệu khác như: mắt bị đau, mờ, nhìn thấy các quầng sáng xung quanh ánh sáng. Triệu chứng cườm nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt và có thể khiến mắt bị mù. Do đó, bạn cần phải gặp các bác sĩ ngay khi có một số dấu hiệu trên.

8. Xuất huyết dưới mắt



Xuất huyết dưới mắt là khi một mạch máu dưới bề mắt của mắt bị vỡ, máu sẽ kẹt tại đây và xuất hiện một mảng có màu đỏ tươi trong mắt. Mặc dù triệu chứng này có vẻ nghiêm trọng nhưng không gây ảnh hưởng đến thị lực chúng ta, cũng không làm mắt bị chảy nước, sưng tẩy, đau.

Bạn có thể mắc phải triệu chứng này nếu như lao động quá sức, hoặc do bệnh ho nặng, hắt hơi. Sau vài tuần, triệu chứng này sẽ tự biến mất.

9. Bơi lội

Trong nước của hồ bơi có chứa một số loại vi khuẩn và chất chlorine sẽ làm mắt bạn bị đỏ. Khi đi bơi, bạn nên mang kính bơi hoặc không mang kính sát tròng trong lúc bơi.

10. Bệnh tăng nhãn áp

Một số dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp là mắt bị đỏ, đau, buồn nôn, mất thị lực hoặc nhìn thấy quầng đen quanh ánh sáng.