Cách nhận biết triệu chứng và phòng ngừa đục thủy tinh thể


Nhận biết các triệu chứng chung của đục thủy tinh thể


1. Nhìn mờ. Nhìn mờ là một dấu hiệu của đục thủy tinh thể, và nó cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác.

Chúng ta thường dễ nhầm lẫn giữa nhìn mờ và nhìn nhòe. Trong khi nhìn nhòe là sự thiếu độ sắc nét trong tầm nhìn, thì nhìn mờ được mô tả như có màng sương che trước mắt.



Nhìn mờ là do thiếu độ trong suốt của mắt, đặc biệt là thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do bệnh tiểu đường, tổn thương thần kinh thị giác, hoặc thoái hóa hoàng điểm.

2. Xuất hiện quầng sáng hoặc lóa mắt. Quầng sáng là một vòng hào quang nhỏ xuất hiện xung quanh nguồn sáng, chẳng hạn như đèn pha ô tô. Triệu chứng này xảy ra chủ yếu vào ban đêm hoặc khi trời tối.



Lóa mắt là hiện tượng do quá sáng nhưng không giúp bạn thấy rõ hơn. Triệu chứng có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm và có thể khiến bạn chảy nước mắt vì nguồn sáng quá chói.



3. Nhìn đôi. Nhìn đôi có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị
đục thủy tinh thể, nhìn đôi sẽ do các vấn đề về thủy tinh thể của bạn.



Nhìn mờ do đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Hãy thử một bài kiểm tra đơn giản sau: che một bên mắt và chú ý sự nhìn đôi. Nếu nhìn đôi vẫn còn thì đó có thể là đục thủy tinh thể. Nếu nhìn đôi biến mất sau khi che một bên mắt, bạn có thể đang gặp phải tình trạng hai mắt không thẳng hàng (còn gọi bệnh lác mắt) - cũng gây ra nhìn đôi.

Nguyên nhân của nhìn đôi liên quan đến đục thủy tinh thể là do thủy tinh thể gặp vấn đề hơn là do cơ vận nhãn hay giác mạc. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhìn đôi do đục thủy tinh thể và các nguyên nhân khác ở chỗ: ánh sáng là một yếu tố nguy cơ.

4. Thường xuyên phải thay kính do tăng độ nhanh. Thị lực của bạn nên tương đối ổn định, mặc dù nó có thể sẽ thay đổi nhiều hơn theo tuổi tác. Nếu bạn phải thay kính mới liên tục từ năm này sang năm khác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.

Thành phần protein trong thủy tinh thể bị biến đổi cấu trúc và kết tụ thành từng đám trước võng mạc, khiến thủy tinh thể bị đục mờ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thay đổi bất thường lượng đường trong máu.

Nếu thị lực của bạn suy giảm thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

Phòng ngừa đục thủy tinh thể


1. Nhận biết các yếu tố nguy cơ của đục thủy tinh thể. Có một vài nguy cơ lớn gây đục thủy tinh thể phụ thuộc vào lối sống, tuổi tác và chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, chấn thương mắt trước đây có thể khiến bạn dễ bị đục thủy tinh thể hơn.

Trong khi một vài yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được, thì số khác lại không thể tránh khỏi - đó chính là tuổi tác. Nếu đang ở độ tuổi có nguy cơ cao, bạn nên kiểm tra đục thủy tinh thể thường xuyên.

Thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp, ngừng uống rượu
hoặc hút thuốc lá là các yếu tố có thể thay đổi được để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

2. Nhận biết độ tuổi nguy cơ. Ở tuổi 75, có gần 70% trong số đó bị đục thủy tinh thể. Theo tuổi tác, đôi mắt của bạn trở nên kém linh hoạt và dễ bị tích tụ protein hơn gây ra đục thủy tinh thể. Thủy tinh thể trở nên dày hơn theo độ tuổi và làm cho chúng mất đi độ trong suốt và tính linh hoạt.

Đục thủy tinh thể khá phổ biến ở người lớn tuổi. Nếu trên 40 tuổi, bạn cần kiểm tra
đục thủy tinh thể thường xuyên.

3. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể làm tổn thương đôi mắt của bạn và gây ra đục thủy tinh thể sau này. Không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt mà không có kính bảo vệ chống tia cực tím.

Vì một trong những nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể là tiếp xúc tích lũy với ánh sáng mặt trời, và một biện pháp phòng ngừa đơn giản đó chính là đeo kính râm nhằm ngăn chặn tia UV. Ngoài ra, đội một chiếc mũ rộng vành có thể giúp giảm sự tiếp xúc lên đến 30-50 phần trăm.

Sống ở vùng cao cũng là yếu tố có thể góp phần gây đục thủy tinh thể do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn sống ở nơi có độ cao, hãy giữ cho đôi mắt của bạn được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.

4. Nhận biết được các bệnh tiểu đường, béo phì, hoặc huyết áp cao đều có thể gây
đục thủy tinh thể. Vì cả ba tình trạng này đều liên quan đến việc hình thành protein, các protein tích tụ quá nhiều trong mắt có thể gây ra đục thủy tinh thể sau này. Nếu có thể, hãy cố gắng kiểm soát bất kỳ vấn đề nào trong số đó để giảm thiểu nguy cơ đục thủy tinh thể.

Tiểu đường có thể gây ra một số bệnh liên quan đến mắt. Đường trong máu cao tạo điều kiện cho đục thủy tinh thể phát triển.

Béo phì hoặc huyết áp cao cũng có thể gây đục thủy tinh thể. Giảm cân và dùng thuốc
giảm huyết áp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sau này.

5. Tránh hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu. Cả hai thói quen này đều làm tăng đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể. Thỉnh thoảng uống rượu sẽ không gây ảnh hưởng xấu, nhưng nếu uống rượu hay hút thuốc lá quá nhiều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Hút thuốc lá có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, hút thuốc càng lâu dài, nguy cơ đối với đục thủy tinh thể càng cao.

Uống hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng khả năng bị đục thủy tinh thể. Tuy