CÁCH NHẬN BIẾT VÀ NGĂN NGỪA STRESS


Khi bạn bị căng thăng lâu dài hoặc mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp, ..., bạn có thể đối mặt với những khoảnh khắc bị căng thẳng. Có nhiều cách để kiểm soát những cảm xúc đó và giữ chúng cân bằng, bao gồm các phương pháp thư giãn và tập thể dục.



Để giúp quản lý cảm xúc của bạn, Bác sĩ online sẽ giúp để tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo rằng căng thẳng đang đe dọa cân bằng cuộc sống của bạn.

Làm thế nào để nhận biết Stress

  • Cơ thể của bạn sẽ phát ra các dấu hiệu cảnh báo về thể chất, tình cảm và hành vi khi bạn có stress, một số tín hiệu cảm xúc bạn có thể nhận thấy là:



  • Trở nên dễ tức giận

  • Thấy khó tập trung

  • Cảm thấy lo lắng

  • Dễ buồn bã

  • Tâm trạng không ổn và có sự thay đổi tâm trạng thường xuyên



  • Bên cạnh đó, cũng có các dấu hiệu cảnh báo về vật lý bao gồm:



  • Dáng đi chậm chạp

  • Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi

  • Mệt mỏi không do bệnh tật

  • Tăng hoặc giảm cân không có lý do



  • Trong khoảng thời gian lâu dài không được phát hiện, stress sẽ khiến bạn xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo hành vi, khi bạn:



  • Phản ứng quá mức về các vấn đề bình thường

  • Hành động xung đột với người xung quanh

  • Sử dụng rượu hoặc ma túy

  • Không còn muốn duy trì các mỗi quan hệ gắn bó


Làm gì để giảm căng thẳng?

Một phần quan trọng trong kế hoạch giảm căng thẳng là giữ thái độ tích cực và chấp nhận rằng có một số sự kiện mà bạn không thể kiểm soát. Hãy cố gắng thay đổi suy nghĩ và làm theo những lời khuyên sau:

  • Chấp nhận cảm xúc, quan điểm hay niềm tin của bạn thay vì trở nên tức giận, chống lại hoặc chịu đựng.



  • Thử và duy trì các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga.

  • Luyện tập thể dục đều đặn.

  • Ăn những bữa ăn cân bằng và đầy dủ dưỡng chất.

  • Có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi hợp lý

  • Đừng dựa vào rượu hoặc ma túy để chấm dứt căng thẳng.


Cách để đạt được trạng thái thư giãn:

  • Rất nhiều phương pháp đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà để đạt được trạng thái thư giãn, các bài tập có thể thử bao gồm thở chậm trong khi thả lỏng cơ thể và tâm trí thư giãn hoặc bài tập thư giãn với âm nhạc. Cho dù bạn cố gắng thực hiện biện pháp nào, trước hết hãy đảm bảo không gian xung quanh thỏa các điều kiện:



  • Không gian yên tĩnh không có sự xao lãng



  • Vị trí cơ thể thoải mái (ngồi hoặc nằm trên ghế hoặc ghế sofa)

  • Tâm trạng tốt (cố gắng ngăn chặn những lo lắng và suy nghĩ)



  • Sau đó thử một trong những kỹ thuật sau:


Hai phút thư giãn.  Gạt đi những suy nghĩ khiến bạn căng thẳng, chỉ tập trung suy nghĩ về hơi thở của bạn. Hít vài hít thở sâu, sau đó thở ra thật chậm. Hướng suy nghĩ đến cơ thể bạn, lưu ý khu vực cảm thấy căng thẳng hoặc khó chịu và sau đó tập trung suy nghĩ để thả lỏng chúng.

Hãy giải toả càng nhiều càng tốt. Xoay tròn đầu của bạn theo cùng một hướng, một hoặc hai lần. (Ngừng nếu bạn cảm thấy đau). Cuộn vai của bạn về phía trước và lùi lại vài lần. Hãy để tất cả các cơ của bạn hoàn toàn thư giãn. Nhớ lại một ý nghĩ dễ chịu trong vài giây. Hít một hơi thật sâu nữa và thở ra thật chậm.

Tâm trí thư giãn.  Nhắm mắt lại. Thở bình thường thông qua mũi của bạn. Khi bạn hít thở, hãy tự thầm nói với từ "một", một từ ngắn như "yên bình" hoặc một cụm từ ngắn như "Tôi cảm thấy im lặng". Tiếp tục trong 10 phút. Nếu tâm trí bạn đi lang thang, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở mình suy nghĩ về hơi thở và từ hoặc cụm từ đã chọn của bạn. Hãy để cho hơi thở của bạn trở nên chậm và ổn định.

Thở thở sâu . Hãy tưởng tượng một điểm ngay dưới rốn của bạn. Hít vào chỗ đó và lấp đầy bụng bạn bằng không khí. Hãy để không khí tràn ngập bạn từ bụng, sau đó để nó ra ngoài, như xả một quả bóng. Với mỗi hơi thở dài, chậm, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn.