Khắc phục chứng đái dầm ở trẻ em


Đái dầm vào ban đêm thường phổ biến ở trẻ em từ năm tuổi trở xuống. Nhưng nếu tiếp tục diễn tiến qua độ tuổi đó thì can thiệp là điều cần thiết. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về các nguyên nhân cũng như cách khắc phục đối với chứng bệnh này.

Phân loại

Đái dầm được chia làm hai loại: nguyên phát và thứ phát. Đái dầm nguyên phát là trẻ tiểu dầm liên tục, không có thời gian nào ngưng tiểu dầm. Còn đái dầm thứ phát là trẻ đã hết tiểu dầm trong ít nhất 6 tháng, sau đó xuất hiện tiểu dầm trở lại.

Nguyên nhân của chứng đái dầm nguyên phát

Chứng đái dầm là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, hầu hết các trẻ sẽ bỏ được thói quen này khi từ ba đến năm tuổi. Trong khi số khác có thể vẫn tiếp tục đái dầm ngay cả khi trẻ đã bước vào tiểu học.



Tuy nhiên, một vài trẻ vẫn còn thói quen này thậm chí khi đã qua bảy tuổi, và điều đó trở thành mối lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nguyên nhân nguyên phát có thể bao gồm:

  • Phát triển bị trì hoãn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đái dầm tiên phát. Bình thường, cơ thể sẽ dần hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang, cho phép trẻ thức dậy khi cần đi tiểu. Nhưng một số trẻ do chậm trễ trong quá trình phát triển gây cản trở khả năng kiểm soát và không thể giữ nước tiểu suốt cả đêm, dẫn đến tình trạng đái dầm.

  • Ngủ sâu là một lý do khác khiến trẻ không thể thức dậy để đi tiểu. Những đứa trẻ ngủ quá sâu đôi khi bỏ lỡ tín hiệu não báo hiệu bàng quang đã đầy.

  • Thói quen tắm không tốt vào ban ngày có thể là một trong những nguyên nhân chính gây đái dầm. Trẻ mãi chơi đùa mà quên mất việc đi tiểu, do đó nhu cầu đi tiểu thường tăng vào ban đêm.

  • Hormon chống lợi tiểu (ADH) giúp ngăn ngừa việc tạo nước tiểu quá mức vào ban đêm. Nếu cơ thể trẻ không tiết đủ lượng hormon này thì nước tiểu vẫn được sản xuất nhiều như ban ngày. Kết hợp với việc trẻ chưa hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang, có thể dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ lớn.

  • Bất thường về cấu trúc hoặc giải phẫu cũng có thể dẫn đến việc đái dầm ở trẻ em.

  • Đôi khi, di truyền có thể là nguyên nhân gây đái dầm. Theo nghiên cứu, trong các gia đình có cả cha lẫn mẹ mắc chứng đái dầm thì có đến 44% trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí nếu cả hai đều không có chứng này, 14% trẻ vẫn có thể bị đái dầm.


Chứng đái dầm không phải là lỗi của trẻ. Không nên đổ lỗi hoặc la mắng trẻ vì như thế sẽ gây tâm lí căng thẳng và ức chế tinh thần đối với trẻ, do đó bệnh càng nặng thêm.

Nguyên nhân của chứng đái dầm thứ phát

Chứng đái dầm không chỉ là vấn đề của trẻ nhỏ mà có thể bắt gặp ở một số thanh thiếu niên. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Một số trẻ thậm chí cả người lớn có tật bàng quang nhỏ, khiến cho người bệnh khó giữ được một lượng nước tiểu bình thường. Rối loạn cơ thắt là một nguyên nhân khác khiến cho trẻ lớn mất khả năng kiểm soát bàng quang.

  • Lứa tuổi thanh thiếu niên thường có nhiều thay đổi đổi về hormon, có thể ảnh hưởng đến nồng độ ADH làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm.

  • Đái dầm thứ phát là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Các vấn đề về sức khoẻ như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, và táo bón có thể làm tăng số lần trẻ đi tiểu vào ban ngày lẫn ban đêm.

  • Các vấn đề tâm lý như lo lắng và căng thẳng đôi khi có thể khởi phát chứng đái dầm thứ phát ở thanh thiếu niên. Nếu không được giải quyết sớm, nó có thể trở thành một thói quen khó bỏ. Khi bị đái dầm, những nguyên nhân gây căng thẳng, đổ lỗi hoặc khiển trách trẻ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

  • Cà phê cũng có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu. Nếu con bạn uống cà phê trước khi đi ngủ, bàng quang trẻ sẽ nhanh đầy và khiến trẻ đái dầm vào ban đêm.

  • Những bất thường trong hệ thần kinh có thể gây ra chứng đái dầm như là một triệu chứng kèm theo.


Cách khắc phục

Đái dầm trong suốt nhiều ngày trời khiến bạn và trẻ đều cảm thấy khó chịu. Tệ hơn nữa là con bạn có thể quá xấu hổ để nói ra điều đó và khiến trẻ tự dằn vặt bản thân. Bên cạnh việc được điều trị đúng cách, bạn cũng có thể thử áp dụng những thay đổi đơn giản sau trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ để cải thiện tình trạng:

  • Giảm lượng nước uống trong nửa sau của ngày. Cho trẻ uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế vào chiều tối và ban đêm.

  • Tránh cho trẻ dùng các chất khiến bàng quang kích thích vào ban đêm như caffein, có thể có trong ca cao hoặc sôcôla. Cũng tránh nước trái cây có múi, nước ngọt, và đồ uống có hương vị nhân tạo như soda.



  • Nếu thói quen đi vệ sinh của con bạn không ổn định, hãy lập kế hoạch cho trẻ. Nếu trẻ nói không mắc tiểu, bạn hãy khuyến khích trẻ đi theo đúng lịch. Đảm bảo cho bé đi vệ sinh ít nhất hai lần trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ.

  • Cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh khát nước quá mức. Hãy mang theo một chai nước cầm tay để trẻ uống khi khát.

  • Tránh gọi trẻ thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh, vì điều này sẽ không giúp bạn lâu dài. Ngoài ra còn có thể làm trẻ trở nên cáu kỉnh do khó ngủ trở lại.

  • Tập luyện bàng quang: Hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang từ 10-20 phút để giúp mở rộng cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

  • Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ, giảm đái dầm sau mỗi ngày, mỗi tuần. Nhưng không trừng phạt trẻ khi tình trạng không cải thiện.

  • Trò chuyện cởi mở với trẻ về chứng đái dầm mà trẻ gặp phải. Cùng nhau suy nghĩ và đưa ra các giải pháp cho tình trạng này.

  • Những suy nghĩ tích cực và trấn an trẻ có thể hữu ích đối với trẻ lớn và thanh thiếu niên khi đối phó với chứng đái dầm.


Thuốc và thay đổi lối sống được coi là một trong những liệu pháp hiệu quả nhất giúp khắc phục tình trạng đái dầm ở trẻ.