MẸ BẦU CẦN BIẾT – NGUY HIỂM KHI NHAU BONG SỚM


Nhau thai bong là sự tách rời của nhau thai khỏi tử cung. Tình trạng này thường xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau tuần thứ 20 của thai kỳ . Tuy nhiên, các mẹ có quyền yên tâm khi chỉ có khoảng 1% phụ nữ mang thai sẽ bị bong nhau thai, và hầu hết đều có thể điều trị thành công tùy thuộc vào loại bong nhau nào xảy ra.



Nhau bong sớm là gì?

Nhau thai là một phần của hệ thống hỗ trợ cuộc sống của bé kho còn trong bụng mẹ. Nó truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang em bé. Khi nhau thai tách ra từ niêm mạc tử cung của bạn trước khi chuyển dạ để sinh, nó có thể làm gián đoạn vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. 

Nhau bong sớm (nhau bong non) chỉ có thể được chẩn đoán chính xác sau khi sinh khi khiểm tra được nhau thai đã bong hết ra ngoài. Có một vài phương pháp được sử dụng để xác đinh nhau thai đã bong sớm trong thời kỳ mang thai để có thể điều trị tốt cho mẹ và bé.

Dấu hiệu và triệu chứng của bong nhau thai sớm là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bong nhau thai bao gồm một trong các biểu hiện sau đây:

  • Chảy máu âm đạo (mặc dù khoảng 20% ​​trường hợp sẽ không bị chảy máu)

  • Đau gây khó chịu vùng bụng vị trí tử cung

  • Nhịp tim mẹ tăng nhanh

  • Bất thường nhịp tim của thai nhi


Bất kỳ chảy máu âm đạo trong ba tháng cuối của thai kỳ nên được đến bác sĩ chuyên khoa Sản để thăm khám thật chính xác nguyên nhân gây chảy máu và đánh gia tình trạng hiện tại.

Các xét nghiệm để xác định nhau bong sớm:

  • Siêu âm bụng hoặc qua đầu dò âm đạo để kiểm tra.

  • Đánh giá các triệu chứng của mẹ (chảy máu, đau).

  • Xét nghiệm máu.

  • Theo dõi các dấu hiệu của thai nhi: nhịp tim, hình ảnh thai nhi, ...


Cách điều trị khỏi tình trạng bong nhau sớm

  • Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc nhau thai tách khỏi tử cung, vị trí của chỗ tách và tuổi thai sẽ ảnh hưởng đến phương pháp điều trị được đề nghị.



  1. Trong trường hợp tách một phần, nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường và theo dõi chặt chẽ có thể được quy định nếu thai kỳ chưa đến lúc kết thúc an toàn cho mẹ và bé. Trong một số trường hợp, có thể cần phải truyền máu và điều trị khẩn cấp khác.

  2. Trong một trường hợp với nhau bong hoàn toàn, chuyển dạ sinh thường là phương pháp lựa chọn an toàn nhất:


+Nếu thai nhi ổn định, sinh ngã âm đạo có thể là một lựa chọn. 

+Nếu thai nhi đang có vấn đề bất thường hoặc mẹ đang trải qua tình trạng chảy máu nghiêm trọng thì cần phải thực hiện việc mổ lấy thai. 

Thật không may, không có phương pháp điều trị có thể ngăn không cho nhau ra khỏi tử cung và không có cách nào để nhau dính trở lại vào tử cung.

Bất kỳ trường hợp bong nhau thai nào cũng có thể dẫn đến sinh non và cân nặng của bé khi sinh thấp. Trong trường hợp xảy ra đột ngột bong nhau thai nghiêm trọng, khoảng 15% sẽ có kết thúc bằng tử vong của thai.

Nguyên nhân gây đột ngột bong nhau thai là gì?

Đa số nguyên nhân của đột ngột bong nhau thai không được biết đến hoàn toàn.

Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều nguy cơ này nếu họ:

  • Hút thuốc lá trước và trong thai kỳ

  • Sử dụng cocain trong thời kỳ mang thai

  • Mẹ có thai khi 35 tuổi

  • Có chứng tiền sản giật hoặc tăng huyết áp trong khi mang thai

  • Có thai với cặp song sinh hoặc ba bé

  • Đã từng có các rối loạn liên quan đến nhau thai trong lần mang thai này hoắc các lần trước.

  • Có tiền sử chấn thương vùng bụng trong thai kỳ.

  • Có bất thường ở tử cung.


Khi nào nên đến gặp Bác sĩ?

Mẹ bầu nên đến gặp Bác sĩ chuyên khoa Sản ngay nếu bạn bị chảy máu trong ba tháng cuối cuả thai kỳ . Chỉ Bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra chảy máu. Và nên nhớ rằng, tình trạng nhau bong sớm chỉ được cải thiện khi cách điều trị nhanh và chính xác.


Link hình:
https://www.mayoclinic.org/-/media/kcms/gbs/patient-consumer/images/2013/11/15/17/43/ds00623_-my01945_-im03117_pr7_placentalabruptionthu_jpg.ashx