Viêm ruột thừa - quen thuộc nhưng lại rất nguy hiểm


Viêm ruột thừa là một căn bệnh rất phổ biến, thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 10 đến 30 tuổi, trong khi trẻ dưới 10 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi thì lại khó xác định các triệu chứng điển hình hơn. Nếu được chẩn đoán viêm ruột thừa, bạn có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây được coi là một cấp cứu ngoại khoa, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm ruột, tắc ruột thậm chí thủng ruột rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần biết rõ các dấu hiệu viêm ruột thừa đặc trưng này để đi khám và chữa bệnh ngay khi có thể.

Triệu chứng

 

  • Làm sao để nhận biết?


 

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của viêm ruột thừa là đau bụng âm ỉ, thường ở vị trí quanh rốn hoặc vùng bụng dưới bên phải. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác không thường gặp. Nếu thấy mình có một trong những triệu chứng đó, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn sẽ làm tăng nguy cơ vỡ ruột thừa và gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện trong vòng 12 đến 18 giờ, hoặc có thể kéo dài đến một tuần và trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng bao gồm:

  • Mất cảm giác ngon miệng

  • Các vấn đề về dạ dày - như buồn nôn, tiêu chảy và táo bón, đặc biệt nếu có kết hợp với nôn mửa thường xuyên

  • Sốt - Nếu nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 40°C, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu sốt 38°C nhưng có kèm theo một số triệu chứng khác, bạn cũng cần đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể.




  • Lạnh run

  • Đau lưng

  • Không thể xì hơi

  • Cảm giác chưa đi tiêu hết dù trong ruột đã rỗng phân.


Các dấu hiệu trên cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hoá hay ngộ độc. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ viêm ruột thừa khác với trúng độc ở chỗ là bụng đau âm ỉ và tăng dần, còn ngộ độc hay đau do rối loạn tiêu hoá sẽ bị đau quặn ngay lập tức. Bên cạnh đó, khi bị ngộ độc, các dấu hiệu trên thường xuất hiện cùng lúc, còn nếu bị viêm ruột thừa, các dấu hiệu sẽ xuất hiện lần lượt, từ nhẹ đến nặng.

  1. Triệu chứng ít gặp. Ngoài các triệu chứng trên, bạn cũng có thể có các triệu chứng ít gặp hơn như:



  • Tiểu đau

  • Nôn ói trước khi đau bụng

  • Đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng hậu môn, lưng, hoặc vùng bụng trên hay dưới.



  1. Tính chất đau.


Vị trí của cơn đau có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và vị trí của ruột thừa. Viêm ruột thừa thường gây đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và sau đó di chuyển trực tiếp đến vùng bụng dưới bên phải trong vòng từ 12 đến 24 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng. Nếu nhận thấy có diễn tiến đau tương tự như trên, bạn nên đến thẳng phòng cấp cứu để được kiểm tra.

Ở người lớn, các triệu chứng của viêm ruột thừa có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 4 đến 48 giờ.

  1. Dùng tay ấn lên vùng đau. Nếu bạn cảm thấy bụng rất đau kể cả khi chạm nhẹ, đặc biệt ở phần bụng dưới bên phải, hãy đến ngay phòng cấp cứu. Bạn cũng có thể cảm thấy nhạy cảm đau vùng bụng dưới khi ấn vào.




  1. Tình trạng căng cứng bụng. Khi dùng tay ấn vào vùng bụng, bạn cảm thấy bụng của mình hơi căng cứng một cách bất thường. Khi đó, bạn có thể đã bị chướng bụng - một dấu hiệu khác của viêm ruột thừa.


Nếu bạn bị đau bụng nhưng không có triệu chứng buồn nôn hay chán ăn, có thể đó không phải là viêm ruột thừa và không cần phải nhập viện. Hãy gọi hoặc đến gặp bác sĩ thường xuyên khi nghi ngờ hay có bất kì cơn đau bụng kéo dài trên 3 ngày.

  1. Thử đứng thẳng và đi bộ. Nếu không thể thực hiện được động tác này vì quá đau, nhất là khi cơn đau tăng khi ho, đi lại hoặc làm những động tác gây khó chịu khác, khi đó bạn có thể đã bị viêm ruột thừa. Trong khi chờ đợi sự cấp cứu, bạn có thể giảm đau tại chỗ bằng cách nằm nghiêng và cuộn người như tư thế của thai nhi.



  1. Phân biệt triệu chứng ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Ở phụ nữ có thai, cơn đau có thể ở vị trí khác vì ruột thừa nằm cao hơn khi mang thai. Ở trẻ từ 2 tuổi trở xuống, đau bụng thường ở vị trí thấp hơn kèm theo nôn ói và chướng bụng. Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa đôi khi chán ăn kể cả món ưa thích và có vẻ buồn ngủ một cách bất thường.


Đối với những trẻ lớn hơn, cơn đau khá giống người trưởng thành, bắt đầu từ rốn và di chuyển đến góc phần tư bên phải bụng dưới. Cơn đau không hề giảm đi khi trẻ nằm xuống, nhưng sẽ nặng hơn nếu trẻ di chuyển.

Nếu ruột thừa bị vỡ, bạn có thể nhận thấy sốt cao và đau dữ dội ở trẻ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của viêm ruột thừa không phải luôn luôn rõ ràng:

  • Sự tắc nghẽn do chất thải thức ăn hoặc phần cứng của phân.

  • Bệnh nhiễm trùng chẳng hạn như nhiễm virus đường tiêu hóa, hoặc các loại viêm ruột khác.


Vi khuẩn bên trong ruột thừa sinh sản nhanh chóng, làm ruột thừa bị viêm, sưng tấy và chứa mủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Vỡ ruột thừa khiến các chất bên trong ruột cũng như vi sinh vật gây bệnh sẽ bị rò rỉ vào khoang bụng và gây ra nhiễm trùng khoang bụng.

  • Tụ mủ trong bụng, khi ruột thừa bị vỡ, tình trạng nhiễm trùng và sự rò rỉ từ ruột có thể tạo thành một túi hoặc khoang chứa đầy mủ (ổ áp xe) xung quanh ruột thừa.


Phòng ngừa

Phòng bệnh viêm ruột thừa khá đơn giản, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày:

  • Uống nhiều nước để giúp đường ruột được thông suốt, và hoạt động tốt.

  • Ăn nhiều củ cải dưa chuột và nước ép

  • Ăn nhiều rau để tăng dịch nhầy, ngăn quá trình tích tụ tại ruột thừa và ruột già

  • Ăn tỏi nhiều để kháng viêm.

  • Đậu xanh là một thực phẩm giúp làm sạch đường ruột