Xử trí co giật ở trẻ em


Co giật được đặc trưng bởi sự chuyển động nhanh của cơ thể, trong cơn co đứa trẻ mất ý thức và không nhận thức được môi trường xung quanh. Trên thực tế, biểu hiện của cơn co giật có thể giống như gặp phải một cú sốc điện đột ngột.

Nhận biết các triệu chứng của co giật

  1. Trẻ nhìn chằm chằm vào không gian hoặc nháy mắt liên tục mà không nhận thức được môi trường xung quanh trong vài giây đến vài phút. Khi đó, con bạn có thể bị cơn Co giật vắng ý thức đơn giản hay Co giật cơn nhỏ.


Những cơn ngắn này sẽ xuất hiện và kết thúc đột ngột. Trẻ có thể trở lại bình thường sau khi cơn co giật dừng lại. Khi bị co giật vắng ý thức, trẻ sẽ không bị té ngã, cắn lưỡi hay miệng sùi bọt mép như những loại co giật nghiêm trọng khác.

  1. Trẻ nhai khi trong miệng không có đồ ăn, chép miệng hoặc vỗ tay liên tục, và sau đó rơi vào trạng thái lơ mơ. Khi đó, trẻ có thể bị cơn Co giật cục bộ phức tạp.


Co giật cục bộ thường chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ nhỏ, gây ra chuyển động co giật ở bàn chân, mặt, cánh tay hoặc một phần khác trên cơ thể.

  1. Trẻ giật theo nhịp và co cơ trong 2-5 phút. Đôi khi co giật kèm theo khó thở và hai mắt trợn ngược. Trẻ cũng có thể cắn lưỡi hoặc sùi bọt mép. Đây là những triệu chứng của cơn Sốt co giật toàn thể.



  1. Trẻ buồn ngủ và lơ mơ sau co giật. Con bạn có thể tỉnh dậy mà không nhớ điều gì đã xảy ra trước đó. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ là thoáng qua.


Trẻ sẽ trở lại bình thường sau 15 phút nhưng vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định và có thể ngủ thiếp đi sau đó trong khoảng một ngày.

Trẻ cũng có thể bị táo bón. Đôi khi, cơn co giật gây ra những tổn thương trên cơ thể như vết cắn ở lưỡi hay gãy xương.

  1. Nếu con bạn dưới 2 tuổi, hãy đến khám bác sĩ nếu trẻ bị co giật kéo dài trên 30 phút. Khi đó, trẻ có thể đang trải qua một loại co giật nghiêm trọng được gọi là trạng thái động kinh, là một triệu chứng của bệnh động kinh. Trong tình trạng này, trẻ có thể bị co giật kéo dài hoặc nhiều cơn co giật nối tiếp nhau trong thời gian ngắn.


Xử trí co giật tại nhà

  1. Đừng cố gắng giữ chặt chân tay trẻ khi co giật. Cơn co giật không thể được khống chế bằng tay, ngược lại hành động đó có thể khiến trẻ gặp phải một số chấn thương không mong muốn như gãy xương. Vì vậy điều quan trọng nhất bạn có thể làm là ngăn cho trẻ không bị thương tích thêm trong khi co giật.

  2. Đặt hoặc giúp trẻ nằm xuống. Nếu con bạn bắt đầu co giật, xoay trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh dịch nôn hoặc nước bọt gây tắc nghẽn đường thở.



  1. Tháo kính của trẻ, nếu cần. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa mọi rủi ro gây ra do kính vỡ.

  2. Đưa con bạn ra khỏi các mối nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như bếp, đồ đạc, cầu thang, hoặc nơi đông người. Cố gắng giữ trẻ trong khu vực an toàn cho đến khi tỉnh lại.

  3. Đừng đặt bất cứ thứ gì vào miệng để ngăn ngừa con bạn cắn vào lưỡi. Đưa vật lạ vào miệng trẻ đang co giật có thể gây tổn thương răng, chấn thương cơ hàm – nướu lợi, thậm chí cắn vỡ vật, nuốt mảnh vụn vào họng gây nguy hiểm cho trẻ và cho chính bạn.

  4. Để trẻ được ngủ sau co giật nếu trẻ cảm thấy mệt. Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn ở bên cạnh quan sát trẻ cho đến khi tỉnh lại.

  5. Theo dõi nhịp thở của trẻ khi ngủ. Nếu trẻ không thở sau khi cơn co giật đã dừng lại, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ ngay.




Đừng cố gắng hồi sức khi trẻ đang trong cơn co giật, vì điều này có thể gây tổn thương cho trẻ và cho chính bạn.

  1. Tránh cho con bạn ăn uống ngay sau cơn co giật kết thúc. Khi đó, trẻ chưa tỉnh táo hoàn toàn, phản xạ nuốt chưa chính xác. Nếu cho ăn uống bất cứ thứ gì có thể khiến đồ ăn, thức uống tràn vào đường hô hấp, gây ho, sặc, thậm chí tắc nghẽn đường thở.


Hình: http://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2016/09/20/cho-be-an-dam-dung-cach.jpg

Tìm hiểu nguyên nhân gây co giật

  1. Hỏi về tiền sử co giật trong gia đình. Một số loại động kinh có yếu tố di truyền. Do đó, trẻ có thể bị di truyền “ngưỡng co giật thấp”. Ngưỡng co giật biểu thị khả năng một người chống lại các nguyên nhân làm khởi phát cơn co giật. Mỗi người có một ngưỡng co giật khác nhau và những ai có ngưỡng thấp hơn có nhiều khả năng bị co giật.

  2. Cho trẻ đi khám các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng gây sốt cao. Những yếu tố thuận lợi này có thể khởi phát tình trạng sốt cao co giật - loại co giật thường gặp nhất ở trẻ em.

  3. Cho trẻ làm xét nghiệm kiểm tra tình trạng thiếu hụt kẽm. Đây có thể là nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ.

  4. Kiểm tra xem trẻ có đang bị viêm màng não, rối loạn chuyển hóa hay chấn thương ở đầu. Các điều kiện khác như bại não, chảy máu não, chất độc hay một số loại thuốc có thể gây phóng ra những xung động điện quá mức trong não, dẫn đến co giật.

  5. Nắm rõ nguyên nhân xảy ra co giật. Co giật là do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Não cần các xung động điện để gây ra hoạt động vì vậy chúng ta có các hormon trong não có nhiệm vụ kích thích và ức chế các xung động này. Sự suy giảm các xung động điện cũng dẫn đến co giật.

  6. Nhận biết hai loại co giật. Con bạn có thể gặp một trong hai loại này.


Co giật cục bộ: xảy ra do sự phóng điện chỉ giới hạn ở một phần của não, do đó chỉ một phần cơ thể bị ảnh hưởng.

Co giật toàn thể: xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan tỏa trên cả 2 bán cầu não. Cơn có biểu hiện đối xứng, đồng đều thể hiện trên cả điện não và lâm sàng.