Bạn đã hiểu rõ về bệnh quai bị?


Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một tình trạng nhiễm virut ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến mang tai - một trong ba cặp tuyến sản xuất nước bọt, nằm ngay bên dưới và phía trước tai của bạn. Nếu bạn hoặc con bạn mắc bệnh quai bị, nó có thể gây sưng một hoặc cả hai tuyến mang tai.

Không có cách điều trị cụ thể cho bệnh quai bị. Bệnh vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, vì vậy việc chủng ngừa để ngăn ngừa bệnh quai bị vẫn rất quan trọng.

Triệu chứng của bệnh quai bị?

Một số người bị nhiễm virut quai bị có thể có hoặc không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng hai đến ba tuần sau khi tiếp xúc với virut và có thể bao gồm:

  • Tuyến mang tai sưng đau ở một hoặc cả hai bên mặt (viêm tuyến mang tai)

  • Sốt

  • Đau đầu

  • Đau cơ

  • Cảm giác yếu và mệt mỏi

  • Mất cảm giác ngon miệng

  • Đau khi nhai hoặc nuốt.




Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu nghi ngờ bạn hoặc con bạn mắc bệnh quai bị, hãy đi khám bác sĩ. Hãy để bác sĩ biết trước nghi ngờ của bạn để bạn không phải chờ đợi quá lâu trong phòng chờ, có thể gây lây nhiễm sang cho người khác. Quai bị là một bệnh không đặc hiệu, do đó có thể các dấu hiệu và triệu chứng là do một tình trạng khác gây ra. Các tuyến nước bọt bị sưng và triệu chứng sốt đôi khi là dấu hiệu của viêm amiđan hoặc tuyến nước bọt bị tắc nghẽn.

Các loại virut khác cũng có thể gây viêm nhiễm tuyết mang tai, gây ra chứng bệnh giống quai bị.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị?

Nguyên nhân của bệnh là do virus quai bị, lây lan dễ dàng từ người sang người thông qua nước bọt bị nhiễm bệnh. Nếu bạn không có miễn dịch, bạn có thể bị quai bị do hít phải các giọt nước bọt của người bệnh vừa hắt hơi hoặc ho. Bạn cũng có thể mắc bệnh quai bị từ việc dùng chung dụng cụ hoặc ly với người bị bệnh.

Biến chứng của bệnh quai bị?

Hầu hết các biến chứng quai bị đều liên quan đến viêm và sưng ở một số bộ phận cơ thể, chẳng hạn như:

  • Viêm tinh hoàn. Tình trạng này gây sưng một hoặc cả hai tinh hoàn ở trẻ trai khi đến tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn gây đau, nhưng hiếm khi dẫn đến vô sinh.

  • Viêm tụy. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này bao gồm đau vùng bụng trên, buồn nôn và nôn.

  • Buồng trứng và vú. Những trẻ gái tới tuổi dậy thì có thể bị viêm buồng trứng hoặc viêm vú. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng hiếm.

  • Viêm não. Nhiễm virut, chẳng hạn như quai bị, có thể dẫn đến viêm não gây ra các vấn đề về thần kinh và trở nên đe dọa tính mạng.

  • Viêm màng não. Tình trạng này có thể xảy ra nếu virut quai bị lây qua bạn thông qua đường máu và xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương.


Các biến chứng khác

  • Mất thính lực. Trong một số ít trường hợp, quai bị có thể gây điếc, thường là vĩnh viễn, ở một hoặc cả hai tai.

  • Sẩy thai. Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng mắc quai bị khi mang thai, đặc biệt trong giai đoạn sớm, có thể dẫn đến sẩy thai.


Điều trị bệnh quai bị như thế nào?

Vì bệnh quai bị gây ra bởi virut nên kháng sinh không đạt hiệu quả. Nhưng may mắn thay, hầu hết trẻ em và người lớn đều hồi phục sau một đợt bệnh quai bị không biến chứng trong vòng hai tuần.

Thông thường, bạn gần như không còn khả năng lây nhiễm và có thể trở lại làm việc cũng như học tập bình thường sau một tuần kể từ lần được chẩn đoán.

Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?

Bạn được coi là có miễn dịch với bệnh nếu bạn từng nhiễm virut quai bị hoặc đã được chủng ngừa bệnh quai bị.

Vắc-xin ngừa quai bị thường được tiêm phòng ở dạng phối hợp Sởi-Quai bị-Rubella (MMR) đạt hiệu quả và an toàn cao. Hai liều vắc-xin MMR được khuyến cáo trước khi trẻ đến trường bao gồm:

  • Lần đầu tiên từ 12 đến 15 tháng tuổi

  • Lần thứ hai từ 4 đến 6 tuổi, hoặc từ 11 đến 12 tuổi nếu chưa được chủng ngừa trước đó




Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bạn hoặc con bạn bị bệnh quai bị, chờ đợi và nghỉ ngơi là những cách điều trị tốt nhất. Có rất ít bác sĩ có thể làm bệnh phục hồi nhanh được. Nhưng bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để giảm đau và khó chịu cũng như tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

  • Nghỉ ngơi tại giường cho đến khi hết sốt.

  • Cách ly người bệnh để ngăn ngừa lây lan sang người khác. Một người bị quai bị có thể lây truyền bệnh đến một tuần sau khi xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng.

  • Uống thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, những thuốc khác) hoặc thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) để giảm triệu chứng. Người lớn cũng có thể dùng aspirin.


Thận trọng khi dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Khả năng hồi phục bệnh quai bị ở đối tượng này giống bệnh cúm nên không cần dùng aspirin. Nguyên nhân là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm có nhưng có thể đe dọa đến tính mạng, ở trẻ em và thanh thiếu niên.

  • Dùng khăn ấm hoặc lạnh áp lên vùng tuyến mang tai bị sưng để giảm đau.

  • Mặc trang phục hỗ trợ và sử dụng băng ép lạnh để nâng tinh hoàn lên cao và làm cho tinh hoàn giảm căng, đỡ đau nhức.

  • Tránh các thực phẩm khó nhai. Thay vào đó, hãy thử bổ sung dinh dưỡng bằng cháo nước thịt hoặc các loại thực phẩm mềm, như khoai tây nghiền hoặc bột yến mạch nấu chín.

  • Tránh các loại thực phẩm chua như trái cây hoặc nước ép cam quýt, gây kích thích sản xuất nước bọt.

  • Uống nhiều nước.


Nếu con bạn bị quai bị, hãy nhớ theo dõi các biến chứng. Đến gặp bác sĩ ngay nếu con bạn có những dấu hiệu sau:

  • Sốt 103◦F (39℃) trở lên

  • Khó khăn trong việc ăn uống

  • Lẫn lộn hoặc mất phương hướng

  • Đau bụng

  • Sưng đau tinh hoàn ở trẻ trai