BỆNH NHA CHU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Bệnh nha chu là gì?



Bệnh nha chu là bệnh xảy ra khi có một hoặc nhiều thành phần của mô quanh răng bị tổn thương.

Nguyên nhân bệnh mô quanh răng (bệnh nha chu)

Nguyên nhân tại chỗ : là chủ yếu nhất, thường thấy là sự xuất hiện của mãng bám, vôi răng mà nguyên do là vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách; do miếng trám dư ; răng giả không đúng cách ;xáo trộn hoặc chấn thương khớp cắn.
Toàn thân: thường khó xác định, có thể thấy ở những người có sức đề kháng giảm, nhiễm siêu vi ,suy dinh dưỡng, tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài, một số bệnh về đường huyết, sự mẫn cảm của cơ thể hoặc xáo trộn nội tiết, ...
Hậu quả:
Các loại bệnh nha chu có thể làm hư hỏng các cấu trức giữ răng, làm răng mất điểm tựa và trở nên lỏng lẻo, tự rụng đi; song song đó là sự sinh sôi của các loại vi khuẩn khiến cơ thể nhiễm trùng, nặng hơn là chúng đi vào máu và đe dọa tính mạng.

Các loại bệnh nha chu, cách nhận biết:

Viêm nướu : là sự đáp ứng của mô quanh răng với vi khuẩn từ các mảng bám trên bề mặt răng mà không có thay đổi nướu.
Viêm nướu do siêu vi Herpes cấp .
Thường gặp ở trẻ em sau khi mắc bệnh  cúm ,viêm phổi ,sởi ... bệnh thường chỉ xuất hiện một lần trong đời và thời gian khỏi bệnh trong vòng 10 ngày.

Giai đoạn đầu xuất hiện những mụn nước sau 24 giờ mụn vỡ ra để lại những vết loét tròn gây đau rát khi ăn .

Trường hợp này cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể (ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm có lợi, nhiều vitamin C, ...), sử dụng thuốc kháng sinh phòng ngừacác vi khuẩn khác.

Viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính:
Do có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn dạng xoắn gây ra vết loét lõm hình chén có đường viền đỏ , xuất hiện ở phần nướu giữa 2 răng, trên bề mặt phủ lớp màng mỏng màu xám nhạt khó tróc, miệng hôi mùi kim loại.

Người bệnh đau rát khi ăn thường kèm sốt cao, nổi cách hạch. Nặng hơn có thể làm chết lan rộng cả vùng mô quanh răng làm trơ gốc răng hoặcvi khuẩn vào máu và đe dọa tính mạng.

Dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

Viêm nướu do sử dụng thuốc:
Xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch, ...

Biểu hiện: trên nướu sự xuất hiện mãng bám, phản ứng mọc thêm của nướu thấy rõ ở phần nướu giữa 2 răng liền kề tạo thành các túi giả chứa thức ăn thừa và làm ổ cho vi khuẩn.

Điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng, làm sạch mãng bám để bớt viêm nhiễm, liên hệ Bác sĩ để được thay đổi thuốc hoặc không sử dụng nữa.

Viêm nướu mãn tính .
Thường do vệ sinh răng miệng kém làm tích tụ mãng bám ,vi khuẫn ở khe nướu . Nướu trở nên mềm, bở sưng đỏ làm bề mặt mất lấm tấm da cam, cảm giác khó chịu ray rứt tại chổ, khi chạm vào rất dễ chảy máu .

Một số ít trường hợp nướu rời tăng sinh quá sản tạo thành túi nướu gọi là túi giả.

Điều trị thường chỉ là lấy sạch mãng bám ,vôi răng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

Viêm mô quanh răng (nha chu) : Tình trạng viêm không chỉ khu trú ở nướu mà ảnh hưởng đến toàn thể các thành phần khác làm tiêu xương ổ, thay đổi cấu trúc của nướu tạo thành các túi nha chu – gây tích tụ vi khuẩn và thức ăn của răng.
Viêm mô quanh răng thanh thiếu niên hoặc suy mô quanh răng .
Tuổi từ 12 đến 26, nữ gấp 3 lần nam, có thể là liên quan đến xáo trộn nội tiết và di truyền, thường xuất hiện ở răng hàm thứ 6 và răng cửa, khiến răng bị mất bám dính và dễ tự rụng.

Viêm quanh răng tiến triễn nhanh .
Thấy ở người dưới 35 tuổi, nữ trội hơn nam, sự phá hủy mô quanh răng tương đối nhanh có thể có sự kết hợp với các bệnh toàn cơ thể.

Viêm mô quanh răng mãn tính ở người trưởng thành .
Xuất hiện ở người trên 35 tuổi ,không phân biệt giới tính. Sự phá hủy mô quanh răng xảy ra trong các thời kỳ bộc phát xen lẫn trong các thời kỳ yên nghĩ  vì vậy bệnh có thể kéo dài hàng chục năm .

Cách phòng ngừa :

Giử gìn vệ sinh răng miệng đúng cách .
Dinh dưỡng đầy đủ tạo sức đề kháng tốt cho mô nha chu .
Tránh lo âu suy nghĩ ,giảm stress .
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh toàn thân có thể ảnh hưởng đến mô nha chu .
Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại trừ  sớm mãng bám ,vôi răng nếu có.