Cách phòng tránh bệnh lao


Lao nói chung và lao phổi nói riêng là một căn bệnh nguy hiểm là rất dễ lây lan. Việt Nam là một trong các quốc gia trong vùng dịch tễ của bệnh và có số người mắc, tử vong do căn bệnh còn cao. Do đó, Bác sĩ online xin chia sẻ đến quý đọc giả một số thông tin cần thiết về căn bệnh này.



Bệnh lao là gì?

- Bệnh lao là bệnh gây ra do nhiễm vi khuẩn và là một bệnh lây. Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây lan cho cộng đồng.

  • Có cả các thể lao ngoài phổi như: lao màng não, lao phổi, lao thận, lao hạch, lao khớp… Trong đó, lao phổi là nguồn lây quan trọng nhất, ngoại trừ bệnh lao ở trẻ em.


Bệnh lao vào cơ thể như thế nào?

  • Con đường phố biến nhất để bệnh lao lây lân là qua hô hấp: Bệnh nhân lao phổi khi ho (hoặc hắt hơi) bắn ra các hạt rất nhỏ lơ lửng và phân tán trong không khí quanh người bệnh, người lành hít các hạt này khi thở có thể bị bệnh.

  • Hiếm hơn: Đường tiêu hoá (gây lao ruột), đường da, niêm mạc (gây lao mắt...), khi mẹ bị lao cấp tính hoặc lao tử cung, âm đạo cũng có thể lây cho thai nhi qua đường máu hoặc nước ối.


Các yếu tố khiến dễ mắc lao:

  • Trẻ em chưa tiêm phòng lao.

  • Mắc một số bệnh:


+ Trẻ em: Suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể.

+ Người lớn: bệnh tiểu đường, bệnh xơ phổi, bệnh loét dạ dày - tá tràng, HIV/AIDS  ...

+ Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao dễ phát sinh và phát triển trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau sinh.

+ Cơ địa dễ mắc bệnh.

Các phòng tránh bệnh lao:

  1. Giải quyết nguồn lây:



  • Cần lưu ý những người có triệu chứng nghi ngờ bị lao, như: ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có ho ra máu. Tất cả những trường hợp này đều phải được thăm khám và làm xét nghiệm đờm.

  • Điều trị nguồn lây: Đảm bảo đủ thời gian, đủ liều lượng và thường xuyên kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc cũng như diễn biến bệnh.



  1. Kiểm soát vệ sinh môi trường:



  • Thông gió tốt nhằm giảm mật độ vi khuẩn trong không khí và có đầy đủ ánh nắng mặt trời để vi khuẩn lao dễ bị tiêu diệt.

  • Thay đổi hành vi của người bệnh nhằm làm giảm các hạt nhiễm khuẩn ra môi trường: Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho, rửa tay xà phòng thường xuyên.



  1. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: Khẩu trang thông thường sử dụng ở nơi ít có nguy cơ; những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao cần dùng khẩu trang đạt chuẩn như loại N95 hoặc tương đương trở lên.

  2. Giảm tiếp xúc nguồn lây:



  • Cách ly: Nên có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao phổi

  • Tiếp xúc gián tiếp qua vách kính, nói chuyện để người bệnh quay lưng lại, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.



  1. Giảm nguy cơ lây nhiễm lao



  • Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG: có tác dụng phòng bệnh lao, là vaccin phòng lao được dùng phổ biến, rộng rãi ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam:
    + Tiêm chủng tập trung chủ yếu ở trẻ sơ sinh và tiêm vét ở trẻ dưới một tuổi.


+ Nếu mẹ bị nhiễm HIV, con tiêm càng sớm càng tốt.

  • Nếu tiêm tốt, đúng kỹ thuật thấy 100% trẻ có sẹo, vaccine có tác dụng tạo miễn dịch 10 – 15 năm, làm giảm tỷ lệ mắc lao 14 – 30 lần so với trẻ không được tiêm.

  • Phản ứng bình thường tại nơi tiêm và biến chứng sau tiêm


+ Thông thường sau khi tiêm 1 – 2 ngày, nốt tiêm sẽ tiêu đi. Sau 3 – 4 tuần sẽ thấy một cục nhỏ nổi lên tại nơi tiêm rồi to dần, mặt da sưng đỏ, bóng. Sau 6 tuần một lỗ rò xuất hiện, tiết dịch trong 2 – 3 tuần rồi làm vẩy, ở tuần thứ 9 – 10 hình thành vòng tròn 5 – 6mm, xung quanh có quầng đỏ, sau vài tuần vẩy rụng đi dần thành sẹo tồn tại nhiều năm. Có thể căn cứ vết sẹo này để kiểm tra biết được trẻ đã được tiêm BCG hay chưa.

+ Viêm hạch sau khi tiêm trong vòng 6 tháng đầu: nắn không đau, không ảnh hưởng đến sức khoẻ; đôi khi hạch sưng khá to, nắn hơi đau, hạch làm mủ và rò ra ngoài.

  • Tiêm ngừa nhắc lại: tiêm đúng có thể phòng bệnh 10 – 15 nămdo vậy tiếm nhắc không nhất thiết phải thực hiện.



  1. Uống thuốc dự phòng bệnh: bằng thuốc isoniazid.



  • Dự phòng trước khi bị nhiễm lao: Đối tượng là những người tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp, thường xuyên và liên tục. Cơ thể dễ có nguy cơ bị nhiễm lao, kể cả người nhiễm HIV.

  • Dự phòng sau khi bị nhiễm lao: có thể làm giảm tỷ lệ bị bệnh lao xuống 3 – 6 lần.