Nguyên nhân và cách phòng tránh sâu răng


Tổn thương mất chất là nguyên nhân phổ biến nhất còn gọi là sâu răng.

Sâu răng là bệnh gây ra do mảng bám vi khuẩn gây bệnh trên bề mặt gây hoà tan và phá huỷ vôi răng, và có thể ảnh hưởng men răng, ngà răng và xi măng. Sâu răng thường xảy ra ở những vị trí mà mảng bám răng có khả năng tích tụ qua thời gian như những hố rãnh, mặt nhai, các mặt bên hoặc gần chân răng.



NGUYÊN NHÂN GÂY SÂY RĂNG
Mảng bám vi khuẩn gây bệnh:
Mảng bám mềm, nằm trên bề mặt răng, gồm cộng đồng vi khuẩn bám trên một lớp màng không thấy được bằng mắt thường, được loại bỏ sau khi vệ sinh răng miệng nhưng cũng sẽ nhanh chóng tái lập trở lại chỉ sau vài phút. Người ta ước lượng có khoảng 530 chủng loại vi khuẩn trong mảng bám, với hơn 1010 vi khuẩn/miligram mảng bám.

Chất bột đường: có trong ngũ cốc, rau quả, đường mía, bánh kẹo, đường chế biến, trái cây

  • Trong các loại thức ăn chứa bột đường, các loại rau quả, ngũ cốc chưa chế biến ít gây sâu răng. Các loại tinh bột đã qua chế biến rất dễ biến đổi thành acid hữu cơ nên dễ gây sâu răng.

  • Đường trong trái cây cũng gây sâu răng nhưng ít vì ăn số lượng không đáng kể.

  • Các axit mạnh thường có sẵn từ các nguồn từ như nước ngọt, các loại nước tăng lực, nước chanh vắt và ợ chua, các chất nào có thể khiến sâu răng nhẹ trở thành sâu răng lan rộng. Ví dụ như trẻ nhỏ bú bình sữa, nước trái cây, núm vú giả được làm ngọt trong lúc ngủ dẫn đến sâu các răng cửa hàm trên và răng cối thứ nhất.


Cấu trúc răng: Một số yếu tố làm tăng  nguy cơ sâu răng bao gồm:

  • Răng nhiều hố rãnh sâu, vùng tiếp xúc mặt bên rộng và phẳng.

  • Răng mọc chen chúc, khiến khó làm sạch, gây tích tụ nhiều mảng bám.

  • Bề mặt răng thiếu chất khoáng khiến cấu trúc và thành phần kém, răng mới mọc.


Thời gian: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. Ăn thường xuyên các chất bọt đường thì dễ sâu răng hơn.

Yếu tố nước bọt

Nước bọt bảo vệ răng bằng cách làm sạch răng, giữ các chất khoáng cần thiết, ngăn cản axit xâm nhập và có tính chống lại vi khuẩn.

DIỄN TIẾN SÂU RĂNG
Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ diễn tiến từ sâu men đến sâu ngà và cuối cùng là viêm tuỷ, chết tuỷ.
Sau khi chết tuỷ, nếu không được điều trị, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào xương gây biến chứng nhiễm trùng xương rất nặng và đe dọa tính mạng.

PHÁT HIỆN SÂU RĂNG

Cần khám định kỳ để tìm kiếm và xác định tình trạng sâu răng.

PHÒNG NGỪA

Hạn chế nguyên nhân:

  • Hạn chế mảng bám bằng vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng đúng cách và đều đặn sau bữa ăn ở các vị trí mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong và đi kèm dùng chỉ nha khoa.

  • Hạn chế vi khuẩn: sử dụng dung dịch súc miệng sát trùng (Listerine), hoặc sử dụng kem đánh răng có tác dụng diệt khuẩn.

  • Hạn chế bột đường: sử dụng các loại kẹo cao su và chất bột đường Xylitol.


Lựa chọn thức ăn và chế độ ăn

  • Tăng cường: Các loại rau quả, nhiều chất xơ giúp làm sạch răng, do đó làm giảm sự hình thảnh mảng bám và làm gia tăng lưu lượng nước bọt. Nhai kẹo cao su không đường và chứ Xylitol, aspartam và sorbitol cũng rất ít khả năng gây sâu răng.

  • Giảm: Thức ăn nhiều mỡ, sữa, đặc biệt là phó mát và có thể là loại hạt mầm do chúng tạo điều kiện có mẳng bám.


Trám bít hố rãnh

Sâu răng thường xảy ra ở những vị trí hố rãnh tự nhiên, là những vùng dễ tích tụ mảng bám  mà vệ sinh răng miệng không khả năng làm sạch.

Tăng cường sức đề kháng của răng

  • Sử dụng fluor: trong nước uống, nước súc miệng, muối có Fluor, viên Fluor

  • Sử dụng calcium phosphate vô định hình: từ chế phẩm chứa calcium phosphate vô định hình.


Loại bỏ cấu trúc răng hư hại và phục hồi mất chất

  • Trám răng với các loại vật liệu khác nhau, như vật liệu composite hoặc sứ là những lựa chọn giúp phục hồi mất chất đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của răng, đáp ứng cả hai yêu cầu chức năng và thẩm mỹ.

  • Trường hợp mất chất nhỏ, phục hồi răng có thể đơn giản bằng phương pháp trám răng. Tuy nhiên, những trường hợp hình thái mất chất không thuận lợi hoặc mất chất lớn cần phải phục hồi bằng giải pháp miếng đúc hoặc bọc mão.