Những điều bạn cần biết về chứng khô miệng


Chứng khô miệng không chỉ cảnh báo cơ thể đang thiếu nước mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. 

Chứng khô miệng (xerostomia) xuất hiện khi cơ thể của bạn không có đủ nước bọt để giữ ẩm. Tuy nhiên, điều này cũng là dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu không chịu điều trị.


1. Vì sao bạn bị khô miệng?


Chứng khô miệng xảy ra trong mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là những người thường hay lo lắng, khó chịu và căng thẳng. Tuy nhiên, đối với một số người, chứng khô miệng sẽ xảy ra khi các tuyến nước bọt hoạt động không bình thường. Ngoài ra, trệu chứng này còn là tác dụng phụ của hơn 400 loại thuốc.

Khô miệng cũng có thể là kết quả của những phương pháp chữa trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc các loại bệnh nhất định (HIV/AIDS, tiểu đường, hội chứng Sjögren). Có nhiều người cao tuổi gặp phải tình trạng này nhưng điều đó chưa hẳn là sự biến đổi bình thường của quá trình lão hóa.

2. Cách nhận biết chứng khô miệng


Biểu hiện đầu tiên của chứng khô miệng là niêm mạc và họng có cảm giác khô rát hoặc khiến lưỡi giảm vị giác, gây cảm giác nóng rát. Nếu không chịu điều trị và để trong khoảng thời gian dài, bạn có thể bị sâu răng, miệng có mùi hôi và bị viêm nhiễm.

Trong một số trường hợp, chứng khô miệng còn gây ra vết lở loét kéo dài ở miệng và đôi môi bị nứt nẻ. Các vết lở cũng có thể xuất hiện trên quanh khóe miệng. Tình trạng thiếu nước bọt dễ gây ra sâu răng và bệnh nướu răng.

3. Kiểm soát chứng khô miệng


 

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm. Đồng thời nước bọt còn giúp kiểm soát các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm trong miệng; giúp phòng tránh sâu răng. Không có đủ nước bọt sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng hoặc gây ra loét miệng khiến cơ thể bị nhiễm trùng.

Chính vì thế, nếu có các dấu hiệu của chứng khô miệng thì cần ghi nhớ những điều sau:

  • Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều đường và uống nước nhiều càng tốt. Sau khi kết thúc bữa ăn xong, hãy nhớ đánh răng nhé!

  • Dùng kem đánh răng có chứa fluoride để đánh răng và bàn chải có lông mềm. Khi thấy bàn chải bị khô cứng và gây ra đau rát, bạn có thể ngâm bài chải trong nước ấm.

  • Bạn nên đi khám răng theo định kỳ và đến các nha sĩ để vệ sinh răng ít nhất 2 lần/năm. Nha sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích về cách vệ sinh răng dành cho miệng.

  • Bạn xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng của hàm răng. Khi răng bị đau nhức hoặc chảy máu, bạn không nên dùng chỉ nha khoa. Bạn nên đến nha sĩ khi gặp các vấn đề vời lợi.

  • Dùng máy làm ẩm không khi vào ban đêm để giúp bạn hít thở độ ẩm khi ngủ.

  • Nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích tiết ra lượng nước bọt.


Chứng khô miệng cũng có thể xuất hiện nếu bạn không có lối sống lành mạnh. Chẳng hạn như uống nhiều rượu vào buổi tối sẽ làm khử nước. Nếu không điều trị sớm, chứng khô miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.