[Những người đỏ mặt khi uống bia rượu nên biết điều này] Hội chứng chuyển hóa rượu là gì?


Sau khi sử dụng chất cồn, mặt bạn thường trở nên đỏ gắt? Khi cố gắng tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau có thể khiến bạn lầm tưởng về một loạt các mối nguy hiểm nghiêm trọng - phản ứng dị ứng trầm trọng, huyết áp cao, nghiện rượu,...



Nhưng lý do thực sự khiến bạn trở nên đỏ mặt sau khi uống bia rượu, tất cả đều có thể giải thích theo khoa học. Về cơ bản, da đỏ bừng là khi cơ thể của bạn đang cố gắng báo cho chính bạn rằng nó không thể chuyển hóa được lượng rượu mà bạn đang cố gắng nạp vào được. Khi rượu được tiêu thụ và chất lỏng bị biến đổi thành một hợp chất gọi là acetaldehyde, cơ thể của bạn sẽ cố gắng chuyển hóa hợp chất này, khiến mao mạch máu trên khuôn mặt của bạn sẽ giãn nở, dẫn đến biểu hiện mặt đỏ gắt và huyết áp tăng vọt.

Các hiện tượng này được gọi là "phản ứng chuyển hóa rượu", được định nghĩa như là một tình trạng trong đó một người nào đó xuất hiện tia đỏ trên mặt, cổ, vai, và trong một số trường hợp hiếm hoi là toàn bộ cơ thể.

Do sự ảnh hưởng của di truyền, 80 phần trăm người Đông Á bị ảnh hưởng bởi hội chứng này. Hầu hết người châu Á thừa hưởng gen phân giải rượu quá mức, vì vậy lượng chất acetaldehyde tạo thành tăng lên cực kỳ nhanh chóng, đôi khi nhanh hơn đến 100 lần. Bù lại với sự gia tăng trên, gan sẽ có men giúp chuyển hóa rượu với tốc độ chậm lại, khiến acetaldehyde sẽ tích tụ lại một phần đáng kể và má chỉ ửng đỏ giống như ông già Noel .
TÁC HẠI CỦA HỘI CHỨNG?

Các ảnh hưởng tiêu cực của “phản ứng chuyển hóa rượu quá mức” thường liên quan đến thẩm mỹ: mặt và cơ thể đỏ bừng; làm nhịp tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, buồn nôn, nhức đầu, và khó chịu tổng thể. Một điều đáng lưu ý, các nghiên cứu từ Hàn Quốc cho thấy trong số những người sử dụng rượu bia bốn hoặc nhiều hơn mỗi tuần, những người đàn ông có “phản ứng chuyển hóa rượu” sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp gấp đôi so với những người không có hội chứng này. Điều này làm những người có hội chứng này sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột qu, và các vấn đề sức khoẻ liên quan đến cao huyết áp khác.
GIẢM TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải tránh xa chất có cồn ở mỗi quán bar, các bữa tiệc tùng hay kỷ niệm mà bạn tham dự; mặc dù không có phương pháp chữa trị, nhưng có những thủ thuật để thưởng thức bản thân và giảm tác hại của hội chứng.
Đối với những người mới bắt đầu, đừng bắt đầu uống các loại cocktail có độ cồn nhẹ và quan tâm hơn đến biểu hiện gây đỏ của hội chứng cho đến khi giảm dần.

Thêm vào đó, hãy hạn chế mức tiêu thụ rượu; lý tưởng là nam giới cần phải uống hai đơn vị các loại đồ uống có cồn tiêu chuẩn mỗi ngày – tương đương 2 lon bia và phụ nữ nên tuân thủ tối đa một đơn vị đồ uống có cồn mỗi ngày – tương đường một lon bia.