3 bài tập đơn giản cho người có chứng đau xương


Bạn chỉ cần dành ra khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày để thực hiện những bài tập dưới đây sẽ giúp kéo giãn vùng xương cùng bị tổn thương.

Xương cùng hay được gọi là xương cụt, phần xương có hình tam giác nằm ở cuối cột sống. Rất ít khi vùng xương này bị chấn thương trừ trường hợp té ngã, tai nạn nghiêm trọng. Những người bị bệnh viêm khớp kinh niên hay thấp khớp có khả năng bị nứt và gãy xương cụt.

Mặc dù không mấy nghiêm trọng nhưng khi bị đau xương cùng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, đặc biệt là nữ giới. Các bài tập hông hoặc các bài tập giãn cơ kết hợp cùng thở đúng cách sẽ giúp nắn chỉnh lại phần xương cùng bị lệch mà không gây đau hay chán thương. Bạn không nên thực hiện các bài tập cúi gập người về trước hoặc những tư thế di chuyển xương chậu như tư thế Butterfly (tư thế con bướm) hoặc tư thế Pigeon Pose (tư thế bồ câu).

  1. Kéo giãn cơ mông và đùi trước


Cơ hông kéo căng quá mực sẽ tạo ra áp lực lên xương cùng gây đau. Luyện tập bài tập kéo giãn cơ hông sẽ giúp kéo giãn xương cùng rất hiệu quả.

Thực hiện: Đứng tư thế thẳng cách tường khoảng một sải tay. Một tay chống vào tường, còn tay kia giữ cổ chân và kéo chân vào sát mông. Bạn cố gắng giữ nguyên tư thế này khoảng 20-30 giây. Sau đó đổi bên và thực hiện động tác một lần nữa.



2. Kéo giãn gân kheo

Bài tập này có tác dụng kéo giãn gân kheo nhưng không di chuyển phần lưng.

Thực hiện: Bạn nằm ngửa, đối diện sát tường. Một bên chân duỗi thẳng, bên còn lại nâng cao chân. Bạn cố gắng giữ cho gối càng thẳng thì càng tốt. Cố gắng giữ nguyên tư thể này khoảng 20-30 giây, sau đó đổi bên.



3. Kéo giãn dây chằng gối

Bài tập này có tác dụng điều chỉnh phần hông và xương cùng không đối xứng với nhau, làm giảm áp lực lên vùng xương cùng bị tổn thương.

Thực hiện: Nằm ngửa, đối diện với tức, đặt hai chân lên tường. Hông cùng đầu gối tạo thành góc 90 độ. Sau đó, bạn hít vào bằng mũi và thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Khi thở ra, đồng thời hạ gót chân xuống sàn rồi gập gân kheo. Tiếp theo, bạn nâng hông sao cho gối bên trái thấp hơn gối bên phải. Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 1 nhịp thở rồi nâng bàn chân phải lên tường. Bạn tiếp tục thực hiện 2-3 nhịp thở và thư giãn.



Thực hiện các tư thế trên sẽ giúp bạn điều chỉnh lại xương cùng rất hiệu quả khi bị chấn thương. Nếu thấy cơn đau dữ dội thì bạn nên đến gặp các bác sĩ. Các trường hợp bị đau xương cùng do viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp hoặc viêm khớp dạng thấp thì sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị triệu chứng trước tiên để giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không sreroid như thuốc có chứa hạt chất meloxicam, naproxen, ibuprofen....