3 điều cần lưu ý để ăn Tết khỏe mạnh


Ngày Tết là dịp lễ chỉ có 1 lần trong năm nên có nhiều bữa tiệc của gia đình, bạn bè... Trong bữa tiệc, nhiều món ăn đặc trưng và sự bận rộn khiến chúng ta không thể duy trì được chế độ ăn uống lành mạnh như thường ngày. Cũng vì lý do này, Bác Sĩ Online đưa ra một số lời khuyên mong muốn giúp bạn ăn Tết khỏe mạnh.

  1. Ăn nhiều thức ăn mềm




Trong ngày Tết chúng ta thường ăn rất nhiều nên dạ dày của chúng ta phải chịu áp lực lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì thế, ăn thức ăn mềm sẽ giúp hệ tiêu hóa đỡ chịu áp lực và giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Bạn có thể cắt nhỏ thức ăn và chế biến thức ăn lâu hơn để thức ăn được mềm. Còn đối với các loại thịt thì bạn có thể xay nhuyễn hoặc cắt mỏng rồi chế biến thành thịt viên để dễ ăn hơn.

2. Hạn chế thức ăn nhiều dầu, nhiều muối

Trong ngày Tết, các món chiên xào, nêm nhiều gia vị và bánh chứng rán.... luôn là các món phổ biến của chúng ta. Điều này sẽ khiến dạ dày của chúng ta cần phải hoạt động nhiều hơn.

Khi chiên dầu ở nhiệt độ quá cao hoặc chiên nhiều lần sẽ khiến hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng khác có trong thực phẩm bị phá hủy, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, điều này còn gây ra các loại bệnh như béo phì, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ... Nhất là những người cao tuổi nên tránh xa các loại thực phẩm này.

Món ăn có quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim, bệnh tiêu hóa và tăng hàm lượng canxi cơ thể thải ra ngoài.

Vì vậy, tuy ngày Tết có nhiều món chiên xào, có nhiều gia vị nhưng bạn cũng cần phải bổ ăn các món ăn thanh đạm như hoa quả, rau củ, đậu và uống nhiều nước để giúp các chất thừa cũng như độc tố của cơ thể thoát ra ngoài.

Trong quá trình chế biến thức ăn, bạn nên nêm gia vị vừa phải, không nên cầu kỳ hay quá phức tạp. Ngoài ra, bạn có thể chế biến các món hấp, luộc để thay thế các món chiên, xào.

3. Xử lý kịp thời thức ăn thừa

Trong ngày Tết có quá nhiều thức ăn nên tình trạng thức ăn bỏ thừa là điều không thể tránh khỏi. Thức ăn thừa rất dễ làm sản sinh các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể. Đồng thời, thức ăn thừa cũng bị mất đi các chất dinh dưỡng.

Vì vậy, bạn nên chế biến một lượng thực phẩm cho gia đình vừa đủ dùng và cố gắng xử lý toàn bộ lượng thức ăn thừa sau bữa ăn.

Nếu thức ăn thừa, bạn có thể giữ lại thịt cá nhưng bỏ rau. Bởi rau rất dễ bị mất các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, rau thừa còn sản sinh ra muối nitrit có chứa độc tế. Khi chất này gặp các protein của dạ dày sẽ tạo ra chất nitrosamine gây nguy cơ ung thư.

Để bảo quản thức ăn thừa, bạn nên đợi thức ăn được nguội hẳn rồi bảo quản trong màng bọc thực phẩm hoặc hộp thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh. Đồng thời, bạn nên phân loại từng nơi để bảo quản thực phẩm.