Có nên cho trẻ ăn dặm sớm?


Khi bé được 4-5 tháng tuổi, nhiều bố mẹ đã cho con yêu ăn dặm vì cho rằng điều này sẽ bổ sung tinh bột giúp trẻ chóng lớn, mau tăng cân.

Tại Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm với sức khỏe của cộng đồng”, các nhà khoa học đã cho biết tình trạng suy dinh dưỡng vấn đang là một vấn nạn trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo một số liệu về giám sát dinh dưỡng trong những năm vừa qua, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi, thể nhẹ cân là 14,5%, thể gầy còm chiếm 6,8%, thể thấp còi là 24,9% và thể béo phì chiếm khoảng 4,8%. Đa số các trường hợp trẻ em bị suy dinh dưỡng thường ở trong các dân tộc thiểu số rất nhiều. Theo GS.TS Đỗ Văn Hàm (Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên) cho biết tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng người Sán Dìu vẫn đang chiếm tỷ lệ cao (22,7%).

Cũng theo chuyên gia này cho biết, nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ cao là do trẻ được cai sữa sớm và cho ăn bổ sung sớm. Đây là một sai lầm rất phổ biến của các bậc cha mẹ. Khi bé được 4-5 tháng tuổi, nhiều bố mẹ đã cho con yêu ăn dặm vì cho rằng điều này sẽ bổ sung tinh bột giúp trẻ chóng lớn, mau tăng cân.



Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cho mẹ cho trẻ ăn dặm khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sau khi chào đời. Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non kém. Do đó, cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, nón trớ, chậm tăng cân và biếng ăn.

Giai đoạn đầu mẹ có thể thấy bé rất hứng khởi, nhưng về sau trẻ sẽ càng chán ăn. Điều kiện đủ đệ mẹ xem xét trẻ đủ khả năng ăn dậm là biết ngồi thẳng lưng và giữ được cổ không bị “gật gù”.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ khó cải thiện, đó là chất lượng thực phẩm kém và dinh dưỡng không hợp lý. Sự hạn chế hiểu biết về chất lượng thực phẩm , kiến thức dinh dưỡng của người dân, nhất là những ai sống ở vùng sâu, vùng xa, đã làm gia tăng các bệnh tật, đặc biệt là những biểu hiện lâm sàng về các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm. Điều này đã gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng đối với cộng đồng.

Để có thể cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe cộng động, các chuyên gia tại hội thảo khuyên mọi người nên quan tâm đến chất lượng mỗi bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, thành phần dinh dưỡng.