Bà bầu có được ăn mì tôm?


Mặc dù là một món ăn có nhiều người yêu thích nhưng bà bầu ăn mì tôm nhiều sẽ không tốt vì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản than và cả thai nhi.



Mì tôm là món ăn rất thuận lợi, nhanh chóng, rẻ tiền và thơm ngon cho những ai muốn ăn lấp đầy bụng. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều người nghi ngờ độ an toàn của món ăn này. Đối với người mang thai, họ lại càng lo lắng và cẩn thận thêm rất nhiều.

Bà bầu ăn mì tôm có tốt không?


Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người yêu thích món mì tôm hoặc mì ăn liền vì rất tiện lợi cũng nhu có nhiều hương vị hấp dẫn, đặc biệt là những mẹ bầu đang thèm ăn. Mặc dù mì ăn liền giúp bạn giải tỏa cơn thèm ăn nhanh chóng nhưng món ăn này lại ít các chất dinh dưỡng. Mì thiếu các khoáng chất và vitamin cần thiết và cũng chứa ít đạm, chất xơ mà mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể khi mang thai. Chính vì thế, mỳ tôm không hề tốt như các món ăn tươi sống khác và không thể sử dụng thay thế cho bữa ăn chính.

Một số thành phần có thể gây hại trong thời kỳ mang thai

Muối: Cứ mỗi 100g mì ăn liền có chứa khoảng 2,5g muối. Do đó, nếu ăn mì tôm thường xuyên, cơ thể bà bầu sẽ tích tụ nhiều muối có thể gây ra tình trạng cao huyết áp..

MSG hay Monosodium Glutamate: MSG là thành phần của nhiều loại thực phẩm và nó giúp tăng gia vị cho món ăn ngon hơn. MSG còn làm tăng hạn sử dụng cho những loại thực phẩm dễ bị hỏng chẳng hạn như mì tôm. Mặc dù cơ thể của bạn có thể tự đào thải được lượng MSG nhỏ, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, MSG sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Thành phần TBHQ trong mì tôm: TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone) là một loại chất độc, một chất dẫn xuất tổng hợp từ dầu mỏ, được dùng để làm chất bảo quản cho một số nhãn hiệu mì tôm. Chất hóa học này còn được sử dụng cho có ngành công nghiệp khác như thuốc trừ sâu, sơn dầu và mỹ phẩm. Mặc dù loại chất này vẫn an toàn với một lượng nhỏ nhưng nếu thường xuyên ăn mì tôm sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Bột mì tinh chế: Các loại thực phẩm được qua tinh chế thường mất hết các chất dinh dưỡng. Bột mì là một trong loại thực phẩm giống như thế. Mặc dù các nhà sản xuất thường quảng cáo về các loại khoai mì và khoai tây không chiên nhưng điều này không ai biết trước được.

Chất bảo quản: Có nhiều nhà sản xuất dung chất bảo quản để giữ thực phẩm lâu  hơn. Mì ăn liền không chỉ có chứa chất bảo quản mà còn có chứa hương liệu tổng hợp, màu thực phẩm… có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Chất béo chuyển hóa: Các loại thực phẩm đã được qua chế biến thường có chứa nhiều chất béo chuyển hóa và mì tôm cũng có thể là một trong danh sách này. Khi bạn đọc thành phần mì tôm trên nhãn mác, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì nồng độ chất béo có trong mì tôm. Dầu thực vật sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol của cơ thể, nhất là khi mang thai.

Mẹ bầu có thể tự làm mì tôm có lợi cho sức khỏe

Nếu như muốn ăn mì tôm, mẹ bầu hãy xem các cách sau đây để giữ an toàn cho sức khỏe:

Thêm vào ít hơn hoặc ½ mì tôm để giảm bớt lượng muối nạp vào cơ thể.

Nên cho vào thêm tô mì các loại thực phẩm khác như thịt gà, trứng gà luộc, rau xanh, tôm, cá, thanh của, cải thìa, rau chân vịt, hoặc cà rốt, khoai tây.

Bạn không nên ăn mì tôm quá nhiều mà chỉ nên ăn thỉnh thoảng để thỏa mãn bản than bằng một tô mì đầy chất lượng