Trẻ mới sinh rất yếu ớt và mỏng manh, vì vậy việc ẵm bồng bé đúng cách là bài học đầu tiên của các ông bố bà mẹ, đặc biệt với những ai mới có con lần đầu. Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách không những đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con, đồng thời còn giúp gắn kết sợi dây tình cảm giữa con với ba mẹ.
1. Bé từ 1-2 tháng tuổi:

• Bế sao cho mặt bé hướng ra ngoài dân gian gọi là “bế vò rượu”. Một tay mẹ bế ngang ngực bé ,lưng bé tựa vào lòng của mẹ, tay kia của mẹ đỡ mông bé. Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi chỉ nên bế tư thế này 1- 2 phút.
• Bế ngửa hoặc tư thế nữa nằm nữa ngồi đầu cao hơn chân, đầu bé nằm gọn trong phần khủyu tay gặp của mẹ, cánh tay mẹ đỡ lưng bé, tay còn lại bế trọn mông và lưng bé. Thi thoảng có thể bế vác cho đầu bé tựa vào ngực mẹ.
Lưu ý cổ và cột sống bé còn yếu nên khi bế cần đỡ hai bộ phận này.
• Bế vác hay bế dựng ,mặt bé hướng vào mặt mẹ, cổ bé chưa cứng nên cần đỡ cổ và lưng bé, nên cho bé tựa vào người mẹ.
• Tư thế bế trẻ ợ hơi cũng rất quan trọng. Một tay mẹ đỡ phần thân trẻ áp sát vào ngực, tay kia đỡ phần ót và cổ trẻ. Khi trẻ đã ngả đầu vào vai mẹ, bỏ tay đỡ cổ ra, sau đó vỗ nhẹ vào lưng trẻ khoảng 3-5 cái để giúp trẻ ợ hơi. Xong xuôi, mẹ dùng tay đỡ ót và cổ trẻ, xoay người trẻ nhẹ nhàng theo chiều ngang và bế bé ở tư thế bình thường.
• Về tư thế cho con bú, mẹ giữ sao cho phần đầu và thân của bé nằm xuôi theo đường thẳng, bụng trẻ áp vào bụng mẹ, mặt quay vào bầu vú mẹ. Để tạo điểm tựa cho bé, mẹ đặt ngón tay giữa, áp út và út tựa vào phía dưới bầu ngực, ngón trỏ nâng đầu vú hơi cao lên, ngón cái để trên cùng.
2. Bé từ 3-5 tháng tuổi:

Vào thời điểm này, trẻ đã có thể ngóc đầu khi nằm sấp và giữ yên vài phút. Mặc dù vậy, mẹ vẫn không nên bế bé thẳng đứng quá lâu, bởi cơ thể trẻ vẫn chưa đạt độ cứng cáp nhất định. Tư thế bế trẻ tốt nhất là theo hướng nghiêng.
• Bế dựng bé, bé ngồi lên cánh tay mẹ, lưng và đầu tựa vào người mẹ, mặt bé hướng ra ngoài. Tay kia mẹ giữ bé đẻ bé không nhào ra. Bé 4- 5 tháng tuổi cổ đã cứng nên có thể thường xuyên bế bé ở tư thế này.
• Bế nửa nằm nửa ngồi hoặc bế vác. Bé cơ bản đã có thể giữ thẳng đầu tuy nhiên cần chú ý đỡ cổ và lưng. Nếu vác bé nên chú ý bé nếu thấy bé khó chuyển nên chuyển sang tư thế ngửa.

3. Bé từ 6 tháng trở lên:

có thể bế bé theo nhiều tư thế. Trẻ 6 tháng tuổi đã biết lẫy, có thể ngóc đầu dậy dễ dàng và cơ thể cứng cáp hơn. Vì vậy, ba mẹ có thể ẵm bồng bé ở nhiều tư thế khác nhau
• Bế bé nằm ngan khi cho bé bú và cho bé ngủ.
• Bế dựng để bé quan sát được nhiều hơn xung quanh.
• Bế vác bé cho bé tựa vào vai mẹ khi ru bé ngủ.
LƯU Ý KHI BẾ ẴM BÉ
• Ba mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi ẵm bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ.
• Mọi động tác cần thực hiện nhẹ nhàng, có thể bế dựng bé đẻ mặt bé đối diện mặt mẹ lúc này mẹ và bé có thể nói chuyện vui vẻ, cách này vừa tăng tình cảm mẹ con vừa kích thích sự phát triển của não bộ bé. Khi bé khóc , đừng hoản loạn hãy từ từ bế bé lên và nựng bé. Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích mùi hương và bàn tay ấm áp của người mẹ.
• Trước 3 tháng tuổi cổ bé còn yếu , chưa thể tự giữ đàu nên khi bế cần giữ toàn bộ lưng và cổ bé.
• Khi đặt bé xuống giường, bế vác bé, toàn bộ lòng bàn tay đỡ trọn phẩn cổ bé, tay kia giữ chân, từ từ dật bé xuống. Đây là cách an toàn nhất.
• Thay đổi tư thế bé, bé vừa đỡ mỏi người vừa mở rộng tầm mắt, quan sát được nhiều điều thú vị xung quanh. Tuy nhiên đối với những bé cổ chưa cứng chỉ nên bế dựng trong vài phút không nên bế lâu.
• Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khi bế, cơ thể bé cách mặt bạn khoảng 30-45cm.
• Với trẻ 0-2 tháng tuổi, khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi ăn sữa mẹ.