Những lợi ích mẹ nhận được khi cho con bú.



Hầu hết mọi người đã được nghe nhiều về các lợi ích và giá trị của sữa mẹ đối với bé, nhưng ít ai biết và hiểu đầy đủ về vai trò quan trọng của việc cho con bú đối với sức khoẻ trước mắt và lâu dài của người mẹ.




  1. Giảm nguy cơ bị thiếu sắt (thiếu máu) do tử cung được co gọn sớm sau sinh và kéo dài thời gian có kinh trở lại của mẹ lâu hơn:
    • Theo một số nghiên cứu khoa học tại Mỹ tỉ lệ phụ nữ bị thiếu máu sau khi sinh từ 7.2% đến 14.3% cao hơn ở những phụ nữ không cho con bú, hoặc cho bú trong thời gian ngắn, so với những bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn. Nồng độ Hb tối thiểu của các bà mẹ không cho con bú thấp hơn phụ nữ cho con bú khoảng 50g/l.
    • Nguyên nhân là do bà mẹ cho con bú mẹ sớm sau khi sinh (bất kể lượng sữa non nhiều hay ít) từ 1 - đến 6 giờ sau khi sinh, đặc biệt kích thích hocmon prolactin & OXYTOCIN, vừa có tác dụng tạo & tiết sữa, vừa có tác dụng co thắt thu gọn tử cung, thải máu, mô nhau/ túi thai và sản dịch trong vòng 3 đến 12 ngày sau khi sinh một cách tự nhiên và triệt để, giảm mất máu và nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh.
    • Đồng thời bà mẹ cho con bú 100% (không bỏ cử) do tác động của hocmon gây ức chế quá trình rụng trứng và chống thụ thai, do đó thường không thấy kinh nguyệt trong suốt 6 tháng cho con bú mẹ hoàn toàn. Hiện tượng ngưng thấy kinh làm giảm nhu cầu hấp thụ chất sắt vào cơ thể mẹ. Nhu cầu chất sắt cần cho quá trình tạo sữa mẹ chỉ bằng 1/2 nhu cầu bù đắp chất sắt bị mất đi trong tháng của bà mẹ có kinh nguyệt.
  2. Tránh thai tự nhiên:
    • Việc sản xuất sữa liên tục nhờ nuôi con bú mẹ 100% làm ức chế quá trình rụng trứng và mất kinh nguyệt. Hơn thế nữa, cho dù trứng có rụng trong thời gian 6 tháng đầu, các nội tiết tố và hócmon trong cơ thể mẹ trong giai đoạn này khiến trứng không thể thụ tinh một cách hiệu quả (98%-99%).
    • Bà mẹ cho con bú hoàn toàn theo định nghĩa của các nghiên cưu này là bà mẹ cho bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn, không dặm them bất kỳ nguồn sữa nào khác kể cả sữa mẹ khác hoặc sữa công thức, cách cử không quá 4 tiếng cho các cử ngày và không quá 6 tiếng cho các cử đêm, trong 6 tháng liên tục từ sau khi sinh.
    • Cho bé bú dặm sữa ngoài làm kinh nguyệt trở lại sớm hơn. Khả năng có thai sẽ trở lại trong vòng 6 tuần kể từ khi bỏ cử bú/ cai sữa. Do đó, nếu bé không bú mẹ hoàn toàn thì bà mẹ phải áp dụng sớm các biện pháp tránh thai khác.
  3. Giảm cân:
    • Trong quá trình mang thai, mẹ tăng cân nhiều.Trong thai kỳ thông thường, bà mẹ tăng trung bình 12kg (10kg - 20kg). Thông thường 25% của trọng lượng tăng lên đó là mỡ dự trữ (khoảng 2.5kg - 5kg).
    • Theo các nghiên cứu khoa học về cơ chế tạo sữa mẹ và thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ, cho con bú mẹ mà không cần bồi dưỡng nhiều giúp cơ thể "chế biến" sữa từ chính lượng mỡ dự trữ trong quá trình mang thai (mẹ tăng trung bình 10-20kg, 25% của trọng lượng tăng lên đó là mỡ dự trữ) một cách tự nhiên và hiệu quả (sữa được tạo từ mỡ mẹ dồi dào acid béo dài như AA, DHA tốt cho quá trình phát triển não của bé). Khi mẹ cho con bú hoàn toàn suốt 6 tháng và mẹ ăn uống phong phú, hầu hết lượng mỡ dự trữ này sẽ được sử dụng hết trong 6 tháng (đối với mẹ tăng 10kg) và 1 năm (đối với mẹ tăng 20kg).
    • Khi mẹ bồi dưỡng quá nhiều sau khi sinh, lượng mỡ dự trữ trong thai kỳ không được sử dụng góp phần vào nguy cơ gây béo phì ở mẹ sau này.
  4. Lợi ích thẩm mỹ (giảm nguy cơ teo hay chảy xệ bầu vú)




  • Một số các bà mẹ tưởng rằng cho con bú mẹ làm hư bầu vú mẹ, tuy nhiên việc cho con bú mẹ 100% trực tiếp, chăm sóc bầu vú mẹ đúng cách, cai sữa đúng cách không những không làm bầu vú mẹ chảy xệ, mà còn có thể giúp bầu vú phát triển hoàn chỉnh, hấp dẫn và cân đối hơn (ngay cả bầu bú không cân đối khi cho con bú, khi cai sữa cũng vẫn phục hồi được).
  • Bầu vú thay đổi hình dạng theo tuổi tác cho dù bà mẹ có sinh đẻ và có cho con bú hay không, do các yếu tố liên quan đến hình dạng bầu vú cũng thay đổi theo gene và theo thời gian, như độ đàn hồi của da theo tuổi tác, trọng lượng của bầu vú, lượng mỡ trong cơ thể, số lần mang thai (cho dù có cho con bú hay không).
  • Nguyên do khiến bầu vú bị teo nhỏ, nhão chảy xệ diễn ra nhanh hơn:
    • Cho con bú mẹ không phải là nguyên nhân, mà nguyên nhân là do chăm sóc bầu vú không đúng cách tổn thương các cấu trúc nâng đỡ bầu vú do những tác động tai hại như: massage quá mạnh, quá nhiều, "bóp trái chàm trong bầu vú", "nhồi vú", bơm hút quá nhiều, quá mạnh, quá lâu, tư thế bú không đúng cách, trang phục không đúng cách (không mặc áo ngực đủ lực năng đỡ bầu vú trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú...
    • Không cho con bú hoàn toàn khiến bầu vú thu hồi rất nhanh, nhiều trường hợp bầu vú thu về nhỏ hơn bầu ngực trước khi có thai.
    • Cai sữa đột ngột khi đang nuôi con bú mẹ khiến bầu vú thu hồi "bất thường", tốc độ thu hồi của tuyến vú và của các bộ phận khác không đồng bộ, khiến bầu vú càng dễ mềm nhảo và chảy sệ hơn.




** Cho con bú lâu dài, chăm sóc bầu vú đúng cách và cai sữa từ từ giúp bầu vú trở về kích thước gần với trước khi mang thai, và có thể đầy đặn, mịn màng hơn.




  1. Giảm nguy cơ loãng xương




  • Thật sự đây là điều bất ngờ thú vị... vì thông thường chúng ta tưởng rằng nguy cơ loãng xương của mẹ cho con bú cao hơn, vì mẹ cần cung cấp nhiều canxi cho con trong quá trình mang thai và cho con bú, và canxi đó được lấy từ mô xương của mẹ.
  • Điều cần chú ý ở đây là lợi ích này chỉ có được, nếu bà mẹ cho con bú mẹ và cai sữa đúng cách.
  • Cơ sở khoa học:
  • Quá trình mang thai và cho con bú làm thay đổi nội tiết tố và mất cân bằng canxi trong người mẹ dẫn đến khả năng canxi được lấy ra khỏi mô xương của mẹ để cung cấp cho con (không phụ thuộc dinh dưỡng của mẹ), khiến mẹ bị loãng xương sinh lý trong suốt thai kỳ. Quá trình "mất xương" (loãng xương hoá) của bà mẹ khoảng 2% đến 3% tổng lượng canxi trong cơ thể mẹ, diễn ra cao điểm từ giữa quý hai và suốt quý 3 của thai kỳ để đáp ứng nhu cầu phát triển xương ở giai đoạn cuối của thai nhi. Và canxi được tiếp tục lấy từ mô xương của mẹ vào sữa cho con khoảng 0.3g - 0.4g / ngày.
  • Tuy nhiên, quá trình "mất xương" được BÙ ĐẮP (xương được TÁI TẠO) ngay trong thời gian ở bà mẹ cho con bú ngoài 3 tháng và tiếp tục sau khi cai sữa. Sau khi dừng cho con bú, hàm lượng chất khoáng xương ở hầu hết các mô nhận xương tăng lên tương đương hoặc cao hơn so với ngay sau khi sinh nở. Phục hồi của xương cũng tiếp tục diễn ra trong quá trình mang thai tiếp theo cho những phụ nữ thụ thai khi cho con bú.
  • Như vậy, canxi được bù đắp trở lại vào mô xương của mẹ trong quá trình cho con bú và cai sữa, cho toàn bộ lượng canxi bị lấy đi khỏi mô xương từ trong thai kỳ và đồng thời trong quá trình cho con bú!
  • Đáng ngạc nhiên là, sau khi sinh, nếu bà mẹ KHÔNG CHO CON BÚ / không tạo sữa, hoặc cho con bú rất ngắn, không có hiện tượng bù đắp/ tái tạo canxi, vậy lượng canxi đã được lấy từ mô xương của mẹ trong thai kỳ không được bù đắp, khiến người mẹ bị loãng xương.
  • Nếu mẹ sinh đẻ nhiều lần và mỗi lần đều không cho con bú/ không tạo sữa thì tình trạng loãng xương là chắc chắn và có thể nghiêm trọng.
  • Các loại thực phẩm giàu canxi giúp mẹ phục hồi xương trong quá trình cho con bú, rất đa dạng và phong phú: Rau xanh: như các loại cải, bông cải xanh, atiso, củ cải, cá hồi và các loại cá ăn đươc cả xương (cá trứng, cá hộp), hải sản, đậu hủ (đậu phụ), rong biển, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, mè vừng, cam, ngũ cốc, quả mân đỏ, quả quất, quả kiwi, quả hồng xiêm (saboche), quả bơ...




  1. Giảm nguy cơ bệnh lý tiểu đường thai kỳ, chứng mất trí nhớ Alzheimer's
    1. Giảm nguy cơ bị mất trí nhớ - chứng Alzheimer's
      • Alzheimer là bệnh thoái hoá thần kinh. Bệnh nhân dần dần bị mất trí nhớ, thay đổi tâm tánh và sa sút trí tuệ. Phụ nữ thường mắc bệnh này hơn nam giới, nguyên nhân từ đâu??
      • Kết quả của một cứu khoa học mới được công bố tháng 8/2013 trên Tạp Chí của Chứng Mất trí nhớ Alzhiemer's (Jourmal of Alzheimer's Desease) cho thấy rằng các bà mẹ cho con bú càng lâu càng giảm được nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer's.
      • Những phụ nữ cho con bú mẹ có biểu hiện giảm rủi ro bệnh Alsheimer's so với những phụ nữ không cho con bú
      • Thời gian cho con bú càng cao khả năng giảm rủi ro càng cao.
      • Phụ nữ sinh con nhiều hơn và cho con bú ít hơn, có nguy cơ Alzheimer cao hơn.
      • Cơ sở khoa học của kết luận này là cơ chế hoá sinh trong cơ thể bà mẹ cho con bú giúp phục hồi khả năng chịu được sự gia tăng của hocmon insulin, thường bị giảm đáng kể trong quá trình mang thai, và chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer là hiện tượng rối loạn nhận thức, đặc trưng của việc chống hocmon insulin tăng lên trong não. Hocmon progesterone tăng trong quá trình mang thai, và giảm trong quá trình cho con bú, và progesterone được biết là làm giảm độ nhạy của não đối với hocmon oestrogen, là hocmon có vai trò quan trọng trong việc chống lại chứng Alzheimer's.
    2. Giảm nguy cơ bị tiểu đường:
      • Tiểu đường loại 1:




Các bà mẹ bị tiểu đường loại một (tiểu đường phụ thuộc vào insulin) thường là những người bản thân đã được nuôi bằng sữa ct từ nhỏ và tiếp tục nuôi con của họ bằng sữa ct, hoặc cho con bú mẹ thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, khi các bà mẹ mắc chứng tiểu đường này cho con bú, nhu cầu insulin của bà mẹ giảm không cần phải dùng thuốc bổ sung insulin, do hấp thu glucose của bà mẹ tăng trong thời gian cho con bú. Trong khi đó, bà mẹ không cho con bú vẫn phụ thuộc vào hocmon insulin.




  • Tiểu đường loại 2:




Dạng tiểu đường này phổ biến hơn ở các bà mẹ không cho con bú. Một nghiên cứu khoa học khác (2005) dựa vào các dự liệu thời gian cho con bú, cho con bú hoàn toàn, khoảng cách các lần sinh con cho thấy thời gian và mức độ cho con bú sau mỗi lần sinh con có ảnh hưởng đến nguy cơ bị tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mỗi một năm cho con bú hoàn toàn có khả năng giúp giảm nguy cơ cao hơn là tính trên tổng thời gian cho con bú rời rạc.




  • Tiểu đường thai kỳ:




Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, tuy tình trạng này được phục hồi tự nhiên sau khi sinh, nhưng họ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 khi vè già. Ở nhóm này những phụ nữ không cho con bú, cho dù ăn kiêng và trị thuốc, cũng có nguy cơ bị tiểu đường trở lại sau khi sinh sớm hơn nhũng phụ nữ cho con bú hoàn toàn từ ngay sau khi sinh. Những nhà nghiên cứu (2001) kết luận rằng cho con bú hoàn toàn, gia tăng chức năng tuyến tuỵ, là liệu pháp thực tế dễ áp dụng và không tốn kém giúp giảm nguy có tiểu đường sau này cho những bà mẹ tiểu đường thai kỳ.




  1. Giảm nguy cơ Ung thư vú:
    • Người ta cho rằng tỉ lệ ung thư vú gia tăng do ảnh hưởng các yếu tố của môi trường, nhưng những nghiên cứu chuyên sâu hơn, cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư vú và các ung thư phụ khoa (ung thu buồng trứng, ung thư tử cung) có liên quan đến việc cho con bú mẹ. Cơ thể luôn có nhiều estrogen suốt đời có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh trạng sinh bướu trong tuyến. Khoảng 75% của tất cả các bệnh ung thư vú là "ER positive" là những khối u kích phát do hocmon estrogen. Khoảng 65% trong số này lại cũng "PR positive" là những khối u phát triển hocmon progesterone.
    • Nguy cơ phát sinh những khối u do hocmon estrogen thụ thể dương tính và hocmon progesterone thụ thể dương tính, giảm ngay lần mang thai đầu tiên và số lần mang thai tiếp theo, trong khi đó việc cho con bú làm giảm nguy cơ của cả hai dạng khối u estrogen và progesterone thụ thể dương tính và âm tính, cho thấy rõ việc nuôi con bú mẹ có một cơ chế bảo vệ đặc biệt chống bệnh ung thư vú.
    • Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú, nhưng đã từng cho con bú sữa mẹ đủ thời gian, giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tiền mãn kinh 59% - 60%.




Chúc các mẹ nuôi con sữa mẹ đầy tự tin và khỏe mạnh