Sữa mẹ, sự thay đổi và cách bảo quản



Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho bé trong những tháng đầu đời mà không loại sữa nào thay thế được, sữa mẹ thay đổi một cách kỳ diệu theo sự tăng trưởng của bé theo từng thời điểm, hãy cùng tìm hiểu về sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ đúng cách nhé.




Các giai đoạn thay đổi của sữa mẹ
+ Sữa non (sữa đầu)
Sữa non hay còn gọi là “sữa miễn dịch” giúp cơ thể bé trong những ngày đầu mới sinh được bảo vệ tốt nhất khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn , virus mà không gì có thể thay thế được. Sữa non của mẹ trong khoảng 5 ngày đầu sau sinh có dạng đặc dính, màu vàng hay kem được tuyến vú tiết ra với số lượng không lớn, rất giàu dưỡng chất như đạm ( protein), carbonhydrate, vitamin tan trong chất béo, khoáng chất và các globulin miễn dịch chứa ít chất béo( kháng thể từ mẹ truyền sang con). Nhờ vậy khi bú mẹ bé sẽ nhận được dưỡng chất và kháng thể từ mẹ sang bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.




+ Sữa chuyển tiếp
Khi hết sữa non khoảng từ ngày 5 đến ngày 14 là giai đoạn sữa chuyển tiếp, loại sữa này có hàm lượng calo tăng lên và có thành phần chất béo, các vitamin tan trong nươc và đường lactose. Đây là sữa trung gian giữa sữa non và sữa trường thành.




+ Sữa trưởng thành (sữa già)
Kết thúc giai đoạn sữa trung gian kể từ ngày thứ 14 thì sữa mẹ được gọi với cái tên khác là sữa trưởng thành để phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Một bầu sữa căng tròn có đày đủ các chất gồm 90% là nước giúp bé giải khát và giúp cơ thể trẻ ngậm nước, 10% còn lại là hàng loạt các chất phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ như:carbohydrates, protein, và chất béo cần thiết cho cả tăng trưởng và năng lượng. Lúc này, sữa trưởng thành giàu protein, DHA và ARA – hai loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, đồng thời chứa lactose – một loại




carbohydrate dạng đường giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển mô não, hệ thần kinh trung ương và các vi khuẩn có ích trong đường ruột. sữa mẹ dễ uống vì trong sữa mẹ có dường lactose có vị ngọt ngọt thích hợp cho trẻ, giúp bé ngon miệng.




Vì hàm lượng dinh dưỡng sữa bé bú thay đổi theo đầu cữ bú hay cuối cữ bú , để cho bé hấp thu hết thì mẹ nên cho bé bú trọn cả bầu sữa mỗi lần bú, không nên bú mỗi bầu một ít như thế bé chỉ hấp thu được sữa đầu cữ còn cuối cữ thì lại không có sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.




Trong 6 tháng đầu sau sinh cơ thể bé chỉ hấp thu được chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nên các mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, để giúp bé phất phát triển tốt và hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng nhé.




Tuy vậy có rất nhiều phải đi làm, hay không thể trực tiếp cho con bú, hay núm vú tụt vào trong….không thể cho bé bú trực tiếp được thì mẹ có thể vắt sữa cho bé bú bằng thìa,vắt sữa vừa tốt cho mẹ giúp mẹ không mất sữa và giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.




Trong quá trình vắt sữa thì cần chú ý đến khâu bảo quản sữa đúng cách và hợp lý, mờ các mẹ tham khảo về cách bảo quản sữa khoa học dưới đây.




Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra khỏi bầu vú
Mỗi ngày có thể vắt sữa từ 5-7 lần và sữ được vắt nên bỏ trong tủ lạnh, nếu bạn có nhu cầu cho bé uống trong ngày thì có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh được 24 giờ.




Ngoài ra, sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28 độ C) là 6 giờ; nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ.




Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ
Nếu lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của bé trong ngày thì bạn nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh ngay khi vắt ra càng sớm càng tốt.




Dự trữ lâu dài thì nên để sữ mẹ trong ngăn đá. Vắt sữa mẹ ra đựng vào dụng cụ bảo quản chuyên dụng đành cho sữa cho ngay vào ngăn đá tủ lạnh giữ được 7 ngày, thời gian tối đa lên tới 3 tháng( phụ thuộc vào nhiệt độ ngăn đá và tầng suất mỡ cửa tủ) và 6 tháng trong ngăn đá chuyên dụng. không nên bảo quản sữa nơi nhiệt độ không chính xác như cánh cửa ngăn đá.




Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài ủ ấm rồi dùng cho trẻ. Tuy nhiên không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho trẻ dùng sớm nhất có thể.




Số lượng sữa vắt trong một lần.




Mẹ vắt sữa theo nhu cầu bú cua bé nhưng không nên lạm dụng, khi có thể mẹ nên cho bé bú ti.




Lưu ý:
Cần luộc sôi bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, rửa tay sạch, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa. Hiện tại có nhiều dụng cụ được bán ở các siêu thị giúp việc vắt sữa dễ dàng thuận lợi hơn so với việc vắt hàng ngày.

Sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)




Sử dụng bình trữ sữa




Các mẹ nên lựa chon bình thích hợp bảo quản sữa cho bé. Không nên tự ý sử dụng vật chứa nào cũng được vì trong sữa có nhiều thành phần cần bảo quản khác với thực phẩm hàng ngày, lựa chọn số 1 là bình thủy tinh vì bình thủy tinh giúp bảo quản tốt các thành phần có trong sữa mẹ, kế đó là bình nhựa cứng, chất lượng tốt.
Nếu muốn sử dụng túi trữ sữa, cha mẹ nên lưu ý:




Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào 2 bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.




Thứ hai, sữa đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: Một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

C




Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được.




Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy).




Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.